Trái Mãng cầu xiêm không chỉ thơm ngon về khẩu vị mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Trong trái mãng cầu xiêm có nhiều carbohydrat, đặc biệt là đường fructose, vitamin C, B1 và B2, rất ít calori, chất béo và không chứa cholesterol. Trong 100 g Mãng cầu xiêm có 66 calori; 3,3 g chất xơ ăn kiêng; 20,6 g vitamin C; 1 g protein; 0,64 mg sắt; 27 mg phosphor; 29,6 acid ascorbic và 16,8 g carbohydrat. Các bộ phận như lá, rễ, hạt, cuống, vỏ, nạc… đều có tác dụng trong việc điều trị bệnh.

- Đề phòng cao huyết áp. Lá Mãng cầu xiêm được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp.
- Chữa đau nhức các khớp. Nghiền nát lá đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.
- Ngừa giun sán. Hạt Mãng cầu xiêm nghiền nát uống giúp trị giun sán, ký sinh trùng (rễ cây cũng có tác dụng tương tự).
- Đẩy lùi bệnh hen suyễn. Vỏ cây không chỉ giúp ngừa bệnh hen suyễn mà còn giúp an thần. Loại trà chế biến từ lá Mãng cầu xiêm giúp làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon. Người xưa thường dùng nạc và lá cây này như phương thuốc gia truyền giúp an thần.
- Chữa bệnh tiêu chảy, nôn mửa. Hoa Mãng cầu xiêm làm giảm chứng tiêu chảy mạn tính. Ngược lại, hạt có tác dụng chống nôn.
- Bồi dưỡng sức khỏe. Thành phần vitamin B, C của nạc Mãng cầu xiêm dùng để chế biến món kem và nước ép rất tốt cho cơ thể.
- Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận. Nước ép Mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Nước sắc từ rễ hoặc lá còn non giúp trị bệnh sỏi thận.
- Chữa bệnh chàm. Lá Mãng cầu xiêm được dùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da. Đặc biệt, phần lõi trái là món ăn tốt cho trẻ bị yếu bàng quang cũng như giúp ngừa tật đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Trái mãng cầu này ở quê mình cũng có trồng, nhưng với số lượng không quá nhiều.
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green
hu heo mình không biết ăn
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green