Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Kỹ thuật trồng cây đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,... Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.


1. Khí hậu:
Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.
Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-350C) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

2. Đất đai:
Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương  với độ sâu 50-60 cm cách mặt líp.

3. Thời vụ:
Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:
- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)
- Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

4. Giống:
Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím.
- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.
- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.
Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như:
- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.
- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái  300 - 500g

5. Chọn và xử lý hạt:
- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.
- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.

6. Ươm cây con:
- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.
- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Chuẩn bị đất : Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr  vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm
- Khoảng cách trồng:
Cây cách cây: 1,8 - 2cm
Hàng cách hàng: 2 - 3cm
- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:
Phân chuồng: 3 - 5kg
Phân Urea: 200 - 300gr
Super lân:  500 - 600gr
KCL: 200 - 300gr
Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

Cách bón phân:
- Bón lót: Từ 3 -5kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và  200gr vôi.
- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20gr phân Urea và  30gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần.
- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây:  30 - 40gr Urea, 50gr Super lân và 2 - 3gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.
- Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón:  Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea, 50gr Super lân và 40gr KCL.  Bón  1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ  6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.
Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

Chăm sóc
Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

8. Phòng trừ bệnh:

- Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.
   
 Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc. 

9. Thu hoạch: Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.
Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.
10. Bảo quản:
Đu đủ hái về cần đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ từ 4-10oC, có thể giữa trái tươi được 15-25 ngày.

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúi nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố rất thích hợp cho người Phương Tây nhưng không thích hợp với khẩu vị người Á Ðông. Hiện nay ở Việt Nam đã đóng hộp được nước quả mãng cầu xiêm.
Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.
Nguồn gốc từ châu Mỹ Latinh, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương.

II. Ðặc điểm sinh thái

Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt.

III. Giống và đặc điểm thực vật
Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay, ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

IV Kỹ thuật trồng
1. Nhân giống
Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng
Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m

3. Phân bón
Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm
Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính
Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin,…
Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoặc đen.

Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN,…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta

Mãng cầu là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái mãng cầu có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Giống: có 2 loại mãng cầu: dai và bở.
- Mãng cầu bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.
- Mãng cầu dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của mãng cầu dai cao hơn mãng cầu bở.
Cách nhân giống
- Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 - 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 - 3 năm cây có thể cho trái.
- Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 - 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 - 6 cm.
Đặc tính
- Mãng cầu dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
- Mãng cầu dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 - 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy mãng cầu dai thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả mãng cầu xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng mãng cầu dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
- Mãng cầu dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mãng cầu dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ...
Trồng và chăm sóc
 khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.
- Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.
- Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.
- Bón phân: Nên bón 20 - 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 - 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.
Sâu bệnh: mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.
- Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.
Thu hoạch: dấu hiệu mãng cầu chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (mãng cầu mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “mãng cầu bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là mãng cầu dai, vẫn dễ nát.
Bảo quản:
Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí Ovà thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen,...). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 130C, chôm chôm: 120C, mãng cầu: 130C, dưa hấu: 100C,... Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1-3% trong thời gian 1-3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.

Kỹ thuật trồng cây măng cụt (Garcinia magostana)

I. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI Đất trồng: Măng cụt không kén đất nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ. Măng cụt không thích hợp trên đất mặn hoặc nhiễm mặn.
Nhiệt độ và ánh sáng:
Măng cụt phát triển tốt ở nhiệt độ 25-35oC, không ưa trảng nên khit rồng cần phải che bóng cho măng cụt.
Nước: cần cung cấp nước đầy đủ trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa.
II. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
 
Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt.
- Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt.
- Gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến của măng cụt, măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ.
Cách gieo hạt: hạt măng cụt mau mất sức nẩy mầm, do đó không nên dự trữ hạt lâu. Chọn hạt to, nặng > 1g từ những trái mặng cụt chín. Rửa sạch hát va 2gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm. Vật liệu của bầu hoặc liếp ươm là tro trấu, bột sơ dừa hoặc cát mịn trộn phân hữu cơ. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, 20-30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm.  
Khi cây lớn thì chuyển sang bầu lớn chú ý không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếu. Cây phát triển rất chậm, trung bình 2 tháng măng cụt mới cho 1 cặp lá. Khi được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ sẽ giúp cho măng cụt phát triển nhanh hơn.

III. KỸ THUẬT TRỒNG
1.        Chuẩn bị đất: nên trồng măng cụt trên mô của đất liếp, có bờ bao cống bọng để thoát nước tốt trong mùa mưa, cung cấp đủ nước trong mùa nắng.

2.       Mật độ khoảng cách: măng cụt có tán cây lớn, tán là sum xuê, do đó nên trồng thưa cây cách nhau 7-10m, mật độ 100-200 cây/ha, với khoảng cách trồng nầy cây sẽ giao tán sau 30 năm trồng.
3.       Chuẩn bị mô: mô cần được chuẩn bị 1-2 tháng trước khi trồng. Mô hình tròn có đường kính 0,6 –0,8m, cao 0,3-0,5m tùy theo địa hình cao hay thấp. Đất mô nên trộn với 10-20 kg phân chuồng hoai và 200g phân NPK 15-15-15.

4.       Kỹ thuật trồng: Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12-13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ.

5.        Trồng cây che bóng và cây chắn gió:
Măng cụt không chịu được ánh nắng trực tiếp, do đó cần che bóng cho cây trong 4-5 năm đầu. có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc trồng dưới tán dừa (hạn chế trồng chuối sứ vì chuối sứ có bộ rễ phát triển mạnh nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với măng cụt).
Cần trồng cây chắn gió cho măng cụt vì gió có thể làm hại lá và trái.

6.        Tưới nước:
Bộ rễ măng cụt không có lông hút và phát triển kém cho nên cần cung cấp đầy đủ, thường xuyên cho cây trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn. Đặc biệt giai đoạn sau trổ hoa, mang trái, nếu thiếu nước trái măng cụt nhỏ và có phẩm chất kém.

7.       Tỉa cành, tạo tán:
Khi cành còn nhỏ cần tỉa bỏ các cành vượt, cành đan chéo nhau để tạo tán cho cây cân đối sau này.

Khi cây đã cho trái, sau thu hoạch cần tỉa bỏ cành sâu bệnh, giập gãy, cành vượt. Chú ý không tỉa quá nhiều làm cho gốc trơ trụi, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc sẽ gây hại cho cây. Để tạo tán cho cây lùn và tròn đều thì tiến hành cắt ngọn khi cây cao 8-10 m.

IV. BÓN PHÂN VÀ XỬ LÝ RA HOA
1.     Bón phân
 
Cần bón cho cây 10-20kg phân chuồng/năm/cây vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Ngoài ra, cần bón thêm phân NPK có hàm lượng N cao để giúp cây tăng trưởng nhanh.
- Giai đoạn cây chưa cho trái: năm đầu sau trồng bón 0,5kg/cây, các năm sau tăng dần lên mỗi năm 0,5kg. Có thế bón 2 lần trong năm, vào đầu và cuối mùa mưa.
- Giai đoạn cây cho trái ổn định: hàng năm bón cho cây phân chuồng và 10-12 kg phân NPK. Chia làm 3 lần bón:
+ Lần 1: sau thu hoạch bón toàn bộ phân chuồng = 3-4kg NPK 20-20-15.
+ Lần 2: trước khi ra hoa 30-40 ngày, bón phân có hàm lượng N thấp, P và K cao, mỗi gốc bón 3-4 kg DAP + Kali theo tỉ lệ 1:1.
+ Lần 3: sau đậu trái, khi đường kính trái 2cm, bón phân có hàm lượng K cao, để tăng phẩm chất trái. Mỗi gốc bón 3-4kg phân 20-20-15.        
Tuy nhiên, mỗi lượng phân bón có thể gia giảm tùy thuộc vào tán cây, vào tình trạng sinh trưởng của cây, cây càng lớn lượng phân bón ngày càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Nếu cây phát triển chậm thì tăng cường thêm phân Urea.

2.     Xử lý ra hoa sớm:
Để măng cụt ra hoa sớm và bán được giá cao thì ngay sau thu hoạch tiến hành tỉa cành, bón phân để giúp cây sớm đâm tược non. Khi thấy cây chậm ra tược có thể phun thêm urea trên lá với liều lượng 50-100g/bình.

Khi đọt non được 9-10 tuần tuổi thì rút nước ra khỏi mương vườn và ngưng tưới trong 3-4 tuần, đến khi là có biểu hiện héo thì tiến hành cho nước vào mương và tưới đẫm trở lại: thực hiện 1-2 lần cây sẽ ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa có thể tạo khô hạn lại lần 2.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
1. Sâu vẽ bùa: Sâu non phá hại bằng cách đào những đường ngoằn ngoèo, ăn lớp biểu bì của lá làm cho lá bị biến dạng, mặt trên của lá bị khô, lá bị rụng. Bướm đẻ trứng trên là, làm nhộng trên những hầm ở lá.
            Phòng trị: phun các loại thuốc như Vertimec, cyperan, polytrin, D.C. Tronplus, confidor.

            2. Nhện đỏ: Ấu trùng màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, khi trưởng thành có màu đỏ. Nhện đỏ tấn công lên là và trái, chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, vết thương tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, khi bị nặng vết chấm lan rộng và có màu ánh bạc, sau đó là có thể bị khô và rụng.

            Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái và đáy trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì là vỏ trái bị sần sùi.

            Phòng bệnh: nhện đỏ thường lờn thuốc, do đó cần luân phiên các loại thuốc đặc trị nhện như: Comite, Trebon, Danitol,…

            Hiện tượng chảy nhựa vàng: chưa xác định rõ nguyên nhân, có thể do bọ trĩ tấn công từ khi cây ra hoa đến sau đậu trái. Bọ trĩ làm cho trái bị chảy nhựa, làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra, 1-2 tháng trước khi trái chín nếu gặp mưa lớn và mưa liên tục cũng làm cho trái dễ bị chảy nhựa vàng, nếu nặng thì phần thịt trái bị đắng, không ăn được.

            Phòng bệnh: phun các loại thuốc như Cyperan, Confidor, trebon, Regent, Comite,…
            Ngoài ra, măng cụt còn có các loại côn trùng khác tấn công như rệp dính, bọ xít,…

            3. Bệnh hại:
            - Chết nhánh: do nấm Pastaliotopsis sp. Làm cháy là và chết nhánh nhỏ trên cây, bệnh có thể lây lan nhanh làm cho cây xơ xác.
            Phòng trị bằng cách phun các loại thuốc trừ nấm như: Manzate, Rovral, Derosal, Daconil,…
            - Bệnh đốm rong: do nấm Cephaleuros virescens tấn công lên nhanh, thân tạo thành các đốm đồng tiền màu vàng hoặc màu xám xanh
            Phòng trị bằng cách cạo vết bệnh và bôi thuốc có gốc đồng hoặc vôi quét tường lên vết bệnh.

VI. THU HOẠCH
 
Khoảng 4 tháng sau khi hoa thụ phấn thì có thể thu hoạch, thu khi màu vỏ vừa chuyển qua màu đỏ, thu non lúc vỏ mới chuyển màu hồng thì cơm trong; thu già khi màu vỏ trái tím sẫm thì trái cứng. Ở Việt Nam cây 7 – 8 tuổi mới chỉ có 10 – 20 quả bói. Dùng sào tre làm lồng để thu quả, tránh giựt làm quả rớt xuống đất sẽ khó bảo quản sau này. Thu hái, chuyên chở cẩn thận. Khi tồn trữ lâu vỏ quả rắn lại, còn thịt quả có khuynh hướng chuyển qua màu nâu.

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn)

1. Đặc Tính Thực vật : Sa-Pô có nguồn gốc ở Trung mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies,và hiện được trồng rộng rãi tại Nam Mỹ, Indonesia, Philippines,Việt Nam và các nơi khác thuộc nhiệt đới thấp. Cây Sa-pô do một vị Linh Mục Thừa Sai Pháp nhập từ Philippines và đã trồng cây đầu tiên tại Cái Mơn.
Sa-Pô thuộc họ Sapotaceae,tên khoa học Manilkara Zapota,Linn.Van Royen (tên cũ Achras Zapota,Linn.).Họ này có loài Manilkara Kauki (Linn)Dub.cũng cho trái ăn rất ngon.Từ” Sa-pô”.
Bắt nguồn từ tiếng pháp Sapotille và “Sapodilla” của tiếng Anh.
 
1.1. Thân, lá :
 
Thân Sa-Pô có nhiều nhánh, nhưng chúng chậm phát triển. Cây cho lá hầu như xanh quanh năm. Thân cao trung bình (10-15m), nhưng nếu mọc tốt có thể cao đến 20m.Vỏ thân màu nâu sậm, dày xù xì.Cây cho tán tròn hay đa dạng tùy giống.Các giống Sa-Pô trồng ở Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) thường cao 3m,tán rộng 1,3-1,6m sau 3 năm và cao 6-8m,tán 6-8m sau 10 năm ;trên 10 năm cây ít cao thêm nhưng có tán rộng đến 10m.
Lá nguyên, dài, dày, bóng, mọc xen và tạo thành chùm ở ngọn các nhánh nhỏ. Lá màu vàng nâu khi còn non và xanh xậm khi già. Kích thước lá từ (3,5-15,0cm) x (1,5-7,0cm), với cuốn ngắn (1,0-3,5cm). Lá Sa-Pô xiêm có kích thước (10-14cm) x (3,5-5,2cm) với cuốn dài 1,0-1,7cm.
 
1.2. Hoa:
 
Hoa Sa-Pô nhỏ, trắng, không mùi, có long tơ mặt ngoài, dài 6-8cm, đường kính khi nở 0-1,5cm, cuống mảnh khảnh (dài 1-2cm). Hoa mọc tập trung hay đơn độc từ nách lá nơi gần ngọn nhánh. Hoa có cánh dính liền ở đáy,dạng hình chuông hoặc phình ở đáy, trắng chia thành 6 thùy. Bộ nhị đực gồm 6 tiểu nhị cao thấp không đều với bao phấn màu vàng nâu. Nhụy cái gồm bầu noãn mang vòi nhụy với nuốn, mọc ló bên trên hoa.
Sa-Pô chỉ ra hoa ở các nách lá của chồi non trên các nhánh nhỏ. Khi trổ, các hoa bên dưới sẻ phát triển và nở trước,rồi các hoa bên trên nỡ dần lên.Thời gian từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa nở khoảng 47-58 ngày (trung bình 52 ngày). Thông thường, mổi chùm hoa trổ khoảng 6 ngày thì xong. Hoa bắt đầu nở khoảng 3 giờ chiều và nở hoàn toàn lúc 1 giờ trưa hôm sau. Thời điểm thụ phấn từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhưng thường nhất lúc 10-11g30. Hoa bất thụ có màu nâu và rụng sau 7 ngày.
Ở một số giống Sa-Pô (như Sa-Pô xiêm), do nuốm nhận phấn trễ nên hoa thường phải nhận phấn từ các hoa khác (trên cùng hay khác cây), phấn lại có tỷ lệ bất thụ cao trên cùng giống nên phải trồng xen với các giống khác (thường là giống địa phương) để cung cấp thêm phấn, giúp tăng tỷ lệ đậu trái.
 
1.3. Trái:
 
Từ 2 tuần sau khi thụ phấn,bầu noãn đã phát triển thành dạng trái.Trái chín 4-6 tháng sau khi trổ, tùy giống và điều kiện canh tác. Tại vùng (ĐBSCL), Sa-Pô ra hoa từ tháng 5-11dl (tập trung vào tháng 7-9dl) và mùa trái chín từ tháng 1-5dl.
Trái Sa-Pô hình cầu hay hơi dài. Kích thước thay đổi tùy giống (dài 3,0-9,5cm,đường kính 3-8cm, nặng 50-250g), màu đỏ mốc hay vàng nâu khi chín. Một vài giống cho trái nặng đến 700g.
Vỏ trái mỏng, được bao phủ bởi một lớp phấn nâu, lớp này bị tróc loang lổ khi trái chín. Thịt trái có màu vàng đến nâu đỏ, mềm mọng nước, thơm ngon, ngọt, sớ thịt mịn hay thô (cát) tùy giống. Trái non chứa nhiều mủ trắng, lượng mủ này giảm dần khi trái già. Trái có 0-10 hột(thường từ 1-4). Hột dẹp, màu nâu sậm hay đen bóng, có ngạnh bén với vỏ cứng dày 0,6-1,5mm.
 
2. NHU CẦU SINH THÁI
 
Sa-Pô cần loại đất màu mỡ, dể thoát nước. Tốt nhất là đất thịt pha cát, xốp, thoát thủy tốt. Đất ngập nước làm cây chậm phát triển,nhất là ở giai đoạn cây con. Dù có thể mọc được ở cao độ đến 255m, Sa-Pô chỉ mọc tốt ở độ cao dưới 1.500m.Cây chịu khí hậu khô và hơi ẩm với mưa phân bố đều.Ở những vùng có mùa khô kéo dài, cây con thường được tưới thường xuyên.Các vùng khô cây thường ít bị sâu bệnh phá hại.Cây Sa-Pô ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu hơi rợp tối.
Nhờ nhánh dai gà gỗ cứng, Sa-Pô có thể trổng tại các vùng có gió mạnh hoặc trổng làm cây chắn gió. Cây chịu mặn tốt.
 
3. GIỐNG
 
Vùng Đồng Bằng Sông Cưủ Long (ĐBSCL) thường trồng phổ biến 2 giống Sa-Pô:
- Sa-Pô ta : Cây cao khoảng 10 m,Mọc khỏe, ít bị nhiễm sâu bệnh, cho nhiều trái (trên 2000 trái/cây/năm), nhưng trái tròn, nhỏ (nặng 50-150g), vị lạt, thịt thô (cát). Do phẩm chất kém nên ít được ưa chuộng, diện tích ngày càng giảm dần.
- Sa-Pô Xiêm (Sa-Pô lòng mứt): Cây cao 7-10m sau 10-30 năm trồng, tán rộng 6-10m. Lá xanh sậm và dày hơn Sa-Pộ ta. Cây cho năng suất 50-200kg trái/cây/năm tùy điều kiện chăm sóc. Trái to, nặng 150-300g,dài 7-10cm, đường kính 4,5-6,0 cm, thịt mịn, thơm ngọt, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng.Trồng tốt, Sa-Pô xiêm có thể cho năng suất 20-40t/Ha (Với mật độ 150-200 cây/ha trên đất có mương líp của ĐBSCL. Giống này có 2 dòng ruột (thịt ) tím và ruột hồng thường được trồng ở ĐBSCL.Giống nầy cho tỷ lệ hoa rụng khá cao nên cần trồng xen thêm trong vườn một ít cây Sa-Pô ta (có nhiều phấn) để tăng thêm khả năng đậu trái của giống.
Ngoài 2 giống trên còn có loại Sa-Pô dây(trứng ngỗng)(trái to 200-300g,thịt hơi nhão); Sa-Pô dây Bến Tre (trái to,400-6oog, thịt mịn), Sa-Pô vỏ xanh (thịt mịn,ngọt), và Sa-Pô rừng (trái nhỏ, phẩm chất kém).
 
4.-NHÂN GIỐNG SA-PÔ:
 
4.1.Ươm hột:
Chỉ dùng làm gốc tháp vì cây trồng hột chậm cho trái và không giữ được tính tốt của cây mẹ
4.1.1.Chọn và xử lý hột: Hột lấy từ trái chín tốt và rữa sạch, (không nên chọn hột ở các trái thối vì tỷ lệ nẩy mầm kém). Hột được hong khô và nên tồn trữ khoảng 1 tháng trước khi gieo để hột nẩy mầm tốt hơn. Khi gieo nên đập nứt vỏ hột (tránh làm tử điệp bị thương). Để giúp tăng tỷ lệ nẩy mầm và rút ngắn thời gian mọc mầm.
Hột gieo trên liếp ương pha cát với khoảng cách 2cm, sâu 1cm. Hột sẽ nẩy mầm khoảng 30 ngày sau khi gieo (tùy giống).
4.1.2.Chăm sóc liếp ươm: Cây có 2 lá thật được cấy sang bầu đất.Không nên cấy trễ hơn vì cây sẽ chậm hồi phục. Đất làm bầu là đất thịt pha cát hay pha sét trộn với phân hữu cơ, xốp để dể thoát nước. Cây con vừa cấy nên được tưới thường xuyên và che mát để mau phục hồi, sau đó giảm che dần.
Sau 15 tháng cây cao khoảng 12cm, cần bón thêm phân đạm cách 3-4 tháng/lần để cây mau phát triển. Cây con có thể sử dụng làm gốc tháp sau 2-3 năm tuổi, tùy cách tháp.
 
4.2. Nhân giống vô tính
 
Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho Sa-Pô là chiết và tháp.Phương pháp giâm cành ít được áp dụng vì thường cho hiệu quả kém.
4.2.1. Chiết cành: là phương pháp phổ biến nhất trên Sapô, nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống không cao.Vật liệu chiết thường là rễ lục bình, rễ gừa, giẻ dừa, rơm (trộn đất sình) hay tro trấu,…rễ gừa, tro trấu và xơ dừa (loại mịn) là vật liệu chiết thích hợp trong mùa mưa nhờ lâu mục và không quá ẩm.
Khi chiết, nên chọn nhánh cho trái khỏe, không quá già, đường kính 1,5-3,0cm. Nhánh tốt và chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ tốt sau 4-6 tháng. Mùa chiết thường bắt đầu từ tháng 12 dl và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất là chiết đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.
Cành chiết được cắt khi rễ mọc nhiều, phân nhánh, rễ đâm ra khỏi bầu và đã trở màu vàng nâu. Dùng cưa, dao hay kéo cắt cành (scecateur) cắt khoảng 3-5cm bên dưới cành. Nhánh chiết được giâm trên liếp giâm hoặc trong bầu đất, bội tre, có cây chống đở gió, cắt bớt 1 phần lá non, để nơi mát và đem dần ra nắng đến khi có đọt non mới bứng đem trồng.Tỷ lệ thành công khoảng 60%.
Để cành chiết mau ra rễ, sau khi khấc có thể xử lý với chất điều hòa sinh trưởng NAA hay IBA,tốt nhất là khi phối hộp IBA+NAA.
4.2.2 Tháp: Có 3 kiểu tháp trên Sa-Pô: tháp cành, ghép áp nhánh và tháp mắt, trong đó tháp mắt là phương pháp kém hiệu quả nhất.

5.KỶ THUẬT CANH TÁC SA-PÔ
 
5.1 Sửa soạn đất trồng:
 
Đào lỗ rộng 60cm, sâu 50cm vừa đủ đặt cây con. Trồng diện tích lớn cần cày xới kỷ, sâu để đất tơi xốp và thoáng. Vùng ĐBSCL có đất thấp nên cần lên líp (rộng 6-8m); cây trồng thành hàng đơn trên mô (cao 40cm,rộng 1,0m), đào lổ nhỏ đường kính 40cm ở giữa mặt mô để đặt cây con.
 
5.2 Khoảng cách trồng:
 
Tùy giống và điều kiện đất đai. Các giống có tán xòe nên trồng với khoảng cách giữa hàng 7-8m (kể cả mương) và trên hàng 6m. Nếu trồng 2-3 hàng trên líp, có thể trồng kiểu namh sấu hay chữ ngũ với khoản cách 7m.
Khi trồng nên lột bỏ vỏ bầu đất và cắt bớt 1 phần lá để giảm bớt bốc thoát hơi nước.Cần chuẩn bị hố trồng 1-2 tháng trước với đất trộn phân chuồng và tro trấu. Sau khi trồng cần nén đất và tưới đẩm để giảm các lỗ hổng lớn trong đất. Cây con trồng xong cần được che mát để ít được mất sức. Mùa trồng cây con tốt nhất là đầu mùa mưa. Cây con từ nhánh chiếc thường được trồng nghiêng để cho nhiều tược và mau có trái.
Trong các năm đầu,cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ đất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ. Cũng có thể xen chuối,đu đủ,khóm,mản cầu,…Cần loại bỏ các cây xen khi Sa-Pô gần giao tán.
5.3 Tưới và tiêu nước:
 
Trong 3 năm đầu,c ây con cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô.Thường phải tưới khoảng 2 ngày/lần,tối thiểu cũng 2 lần/tuần. Số lần tưới có thể giảm dần theo mức độ trưởng thành của cây,nhưng tối thiểu cũng phải 1-2 lần trong mùa khô. Các vùng đất cao hoặc vùng triền núi khó cung cấp nước trong mùa khô có thể đặt cây sâu 0,4-0,5m so mặt đất để rễ ăn sâu, dễ tìm nước.
Trong mùa mưa, cần chú ý thoát nước, vì ngập nước dễ làm giảm nămg suất và phẩm chất trái.
 
5.4. Bón Phân:
 
Nhiều nông dân ít quan tâm bón phân cho Sa-Pô,do đó cây cho ít trái, trái nhỏ làm năng suất thấp.
Các kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác Sa-Pô tại ĐBSCL của Đại học Cần Thơ cho thấy để đạt năng suất cao (20-40t/ha), ngoài yếu tố mật độ, có thể bón phân cho SaPô như sau:
- Trong thời kỳ cây tơ đến khi bắt đầu cho trái (năm I đến III): Tăng dần lượng phân mỗi năm từ 50-150g Urea + 50-150g DAP (18-46-0) và 30-100g KCL mỗi cây/năm. Lượng phân này được chia 3-5 lần bón cách nhau 2-4 tháng.
- Trong thời kỳ cây trưởng thành: Lượng phân bón gia tăng cho đến khi cây được 10 tuổi, và sau đó ổn định hằng năm. Lượng phân bón từ 0,5-2,0kg Urea+0,5-1,5 kg DAP và 0,3-0,5kg KCL cho mổi gốc/năm (hoặc 1,5-4,5kg phân 16-16-8 mỗi cây/năm). Lượng phân nầy được chia 2-4 lần bón vào các tháng 2-5-7-10dl.
Phân được bón bằng cách đào từng lỗ nhỏ hoặc đào thành rảnh ½ vòng hoặc từng lỗ nhỏ quanh tán lá, rải phân và lắp đất lại. Riêng cây con có thể hòa nước để tưới (nồng độ 0,5% ).
 
6-SÂU HẠI SA-PÔ
 
6.1. Sâu đục trái
 
* Tác hại :
Sâu thường tấn công vào vị trí tiếp giáp nhau giữa các trái trong chùm, lỗ đục có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể tấn công vào giai đoạn trái còn rất nhỏ đến khi trái lớn, sâu ăn phá phần thịt trái làm trái rụng hoặc giảm phẩm chất. Sâu gây hại rất nặng trên các giống Sa-Pô có đặc điểm mang trái thành từng chùm.
* Phòng trị:
- Dọn vệ sinh và thu hái những trái bị sâu gây hại nặng đem tiêu hủy.
- Phun thuốc định kỳ 10-15 ngày/lần lúc trái đậu bằng các loại thuốc như Karate, Fastac liều lượng 10cc/bình 8 lít.Sumiα, Polytrin 10-15cc/bình 8 lít, Hopsan 15-20cc/bình 8 lít.
 
6.2. Sâu đục thân: (cerambycidae)
 
* Tác hại :
Sâu ăn phá phần gỗ bên trong thân, cành làm nghẽn mạch dẫn dinh dưỡng, nước do đó phần phía trên đường đục cành lá bị khô héo, cành dể gãy khi gặp gió làm thất thu năng suất. Sâu đục đến đâu quan sát thấy mạc gỗ rơi dưới đất.
* Phòng trị:
- Nên quét dọn rác,cỏ xung quanh tán cây sạch sẽ để dễ phát hiện dấu hiệu mạc gỗ khi sâu mới đục, dùng dây chì xoi lỗ móc sâu ra.
- Nếu sâu đã to đường hầm sâu, dùng gòn tẩm các laọi thuốc lưu dẫn như Regent, Basudin nhét vào lỗ đục sau đó tưới nước để thuốc thấm vào trong hoặc dùng các loại thuốc xông hơi như Carbon bisulphide.
 
6.3.Sâu ăn bong (Gelecchiidae)
 
* Tác hại:
Sâu đục vào giữa bông, ăn phá làm rỗng bên trong bông,sâu ăn phá rất mạnh có thể ăn tất cả các bông trên cành, làm bông khô cứng rụng, sau đó tơ sâu kết các hoa khô lại, khi quan sát thấy hoa đã bị khô rụng nhưng vẫn còn dính nhau trên chùm hoa.
* Phòng trị:
Khi cây ra hoa có thể phun thuốc như phòng trị sâu đục trái khi phát hiện hoa có dấu hiệu bị sâu tấn công.Khi phun tránh thời điểm hoa nở và thụ phấn (thường 8-10 giờ sáng), có thể phun các loại thuốc như Cymbus, Karate, fantac 10cc/bình 8 lít, Polytrin 8-15 cc/bình 8 lít, hopsan, Fenbis 15-20 cc/bình 8 lít.
 
6.4.Rệp sáp:(pseudoccidae spp)
 
* Tác hại:
Rệp sáp thường gây hại và phát triển ở phần cuống trái sapô và kèm theo nấm bồ hóng làm trái bị đen, sượng và giảm phẩm chất.
* Phòng trị:
- Nên xử lý đất bằng Basudin để diệt kiến (sống cộng sinh, giúp rệp sáp lây lan, ẩn nấp).
- Nên phun nước bằng máy, bằng vòi phun mạnh lên lá ,trái vào mùa nắng trước khi phun thuốc để làm trôi bớt lớp sáp trên thân rệp thuốc dể tiếp xúc.
- Có thể sử dụng Bassa, Applaud, supracide 20 cc/bình 8 lít, pyrinex 10-15 cc/bình 8 lít, Lannate 20g/bình 8 lít, fenbis 15-20 cc/bình 8 lít, Voltage 15-20 cc/bình 8 lít.
 
6.5.Ruồi đục trái: (Dacus dorsalis)
 
* Tác hại:
Ruồi thường gây hại sapô khi trái đã phát triển và sắp thu hoạch, giòi ăn phá bên trong làm trái bị thối, rụng.
*Phòng trị:
- Dùng pheromone(vizubon) đặt bẫy dẫn dụ diệt ruồi đực, sử dụng 1cc/bẫy.
- Phun các sản phẩm protein thủy phân pha trộn thuốc sát trùng không mùi (như furadan) để diệt ruồi cái.
- Dọn vệ sinh vườn và xử lý đất bằng Basudin để diệt nhộng.
 
7. BỆNH HẠI SAPÔ:
 
7.1.Bệnh đốm lá(Pestalotia versicolor)
 
Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen.
* Phòng trừ:
Phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux,Zineb,Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít,cocide.
 
7.2. Bệnh bồ hóng:
 
Bệnh này thường đi kèm với các côn trùng như rệp sáp,rệp dính,…Vì vậy bồ hóng thường phổ biến ở các vườn có mật số rệp cao. Do lớp bồ hóng đen có thể bám trên bề mặt của lá và trái nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây và vẻ đẹp của trái.
*Phòng trừ:
Cần kiểm soát trực tiếp các loại rầy rệp.Trường hợp cây bị quá nhiều bồ hóng có thể phun nước để làm tróc lớp bồ hóng đi, hoặc tỉa bỏ bộ phận bị bệnh.
 
7.3.Bệnh cháy khô đầu, mép lá:
 
Bệnh do nhiều loại nấm tấn công như Phomopsis,Pestalotia,Sabotae và B.theobromae. Đây là bệnh khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.
* Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.
 
7.4. Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám:
 
Thường xuất hiện mặt trên của các lá già bên dưới. Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối. Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.
Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn. Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85,…
 
8. THU HOẠCH : 
  
 Khoảng 4 tháng sau khi trổ hoa trái đủ già và chín. Da trái láng là có thể thu hoạch.
 
9. BẢO QUẢN:
 
Trái Sa pô chín có thể tồn trữ ở nhiệt độ bình thường trong phòng trong 2 - 3 ngày. Nhiệt độ lạnh 00C có thể trữ 2 tuần. Trái già chưa dú có thể giữ được 17 ngày ở nhiệt độ 150C, nhưng cần thận trọng vì trữ ở nhiệt độ thấp hơn làm trái khó dú chín sau đó.