Sau một thời gian trồng và cho trái, mặc dù cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng cho ít quả, thời gian ra quả không tập trung, cây bị khuyết tán khó có khả năng phục hồi lại hệ cành đó là dấu hiệu của hiện tượng thoái hóa hoặc các giống địa phương không phù hợp, lúc đó bà con ta nên tiến hành ghép cải tạo.
Tuy nhiên, do bộ phận được quan tâm nhất của cây gốc ghép là hệ rễ, vì vậy trong các trường hợp cây có bộ rễ bị dị dạng, bị bệnh rễ thì phải đào bỏ, xử lý đất và trồng lại, không áp dụng giải pháp ghép cải tạo.
Ghép cải tạo trên cây xoài có thể tận dụng được ưu điểm của cây gốc ghép và cây lấy cành ghép, đồng thời rút ngắn thời gian thu quả xuống còn từ 1 – 2 năm kể từ khi ghép.
Khi ghép cải tạo, bộ gốc giữ nguyên nên khả năng hút chất dinh dưỡng cao, cây có sức sống tốt. Tuy nhiên, xoài được ghép cải tạo gặp phải khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Ngoài ra, khi ghép như vậy sẽ làm kích thích những mầm ở gốc phát triển, vì vậy, phải thường xuyên tỉa mầm ở gốc cây.
Sau đây là những hướng dẫn của kỹ sư Đào Xuân Hưng, Trung tâm Nghiên cứu rau quả Gia Lâm, Viện Nghiên cứu rau quả về kỹ thuật ghép cải tạo trên cây xoài.
Chọn cành ghép
Thông thường, cành ghép được lấy từ những cây mẹ trồng ở vườn vật liệu giống là những giống thuần, được công nhận về chất lượng và mẫu mà quả. Ví dụ như DL4, CX1.
Cành ghép đạt tiêu chuẩn là những cành bánh tẻ có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính gốc ghép, sinh trưởng tốt và đặc biệt là không sâu bệnh.
Cành ghép nên có từ 2 – 3 đợt lộc, vì những đợt lộc này có rất nhiều mắt ngủ, khi ghép lên cây sẽ nhanh bật chồi. Cành ghép dài khoảng 30-35cm.
Thao tác cắt cành ghép phải tiến hành nhanh gọn để tránh thoát hơi nước. Sau khi cắt đủ cành ghép, cần bảo quản cành trong khăn ẩm sau đó đưa về khu vực vườn ươm và tiến hành ghép luôn trong ngày, không nên để cành ghép đến ngày hôm sau.
Kỹ thuật ghép
So với nhân giống xoài bằng phương pháp ghép thì ghép cải tạo có sự khác biệt.
- Thông thường, cây xoài có hai vụ ghép trong năm: Vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch và Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch.
- Thao tác ghép cây có thể được tiến hành ngay tại luống ươm cây làm gốc ghép, nên ghép vào những ngày râm mát và không có mưa.
-Khi ghép, cần chuẩn bị các dụng cụ: kéo cắt cành, dao ghép, dây nilon( chuẩn bị thành các đoạn dây dài khoảng 50 cm)
-Tiến hành xử lý gốc ghép: cắt bỏ những cành kẹ, nhỏ hoặc cưa bỏ cành già để làm trẻ hóa cây.
- Dùng dao cắt ngang phần ngọn của gốc ghép tại vị trí ghép (cắt cụt ngọn cây gốc ghép), chẻ tại vị trí giữa của gốc ghép.
- Tiếp theo, cành ghép được vát nhọn 2 mặt khi vát, động tác phải thật nhanh và dứt khoát để vết cắt được phẳng, khi áp vào gốc ghép, quá trình liền sinh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Sau đó dùng dây nilon chuyên dụng buộc chặt vết ghép.
– Vết buộc phải chặt để cành ghép và gốc ghép được giữ chắc chắn không bị lung lay khi gió hoặc tưới nước.
Chăm sóc cây sau khi ghép được chia làm hai giai đoạn cơ bản là khi mới bật chồi và chồi trưởng thành.
Chú ý phun thuốc chống kiến vì do đặc tính sinh lý mà cây có thể tiết ra nhiều đường làm kiến đến ăn có thể gây rách nilon, làm thoát hơi nước của cành ghép.
Sau 5-10 ngày thì cây bật chồi. Trong giai đoạn này, trường hợp cây khô hạn thì tưới sao cho độ ẩm từ 70-75%.
Sau khoảng 20 ngày kể từ khi bật ra khỏi nilon cuốn, chồi sẽ phát triển thành chồi trưởng thành.Trong suốt quá trình chăm sóc cây, cần chú ý quan sát và tỉa sạch những chồi mọc ra từ gốc ghép. Đồng thời nên bón phân định kỳ để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu cây có biểu hiện bị bệnh thì nên phun thuốc phòng trừ ngay từ đầu, chú ý là phải sử dụng những loại thuốc được cho phép.
Nguồn : Bannhanong
Không biết các cây ở Hoàng Nguyên Green có được ghép độc lạ hay không?
Trả lờiXóadưới quê mình hay thấy ghép như vậy lắm nè
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green