Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng bưởi Diễn cho quả sai

  Bưởi Diễn là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng lại cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, các hộ gia đình cần có kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn phù hợp, đúng đắn để cho chất lượng quả cao, ổn định.

Bưởi Diễn

Bưởi Diễn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một ha bưởi Diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm, đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng. Tuy nhiên để năng suất - chất lượng quả cao, ổn định, bà con cần áp dụng kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn và biện pháp chăm sóc khoa học, dinh dưỡng đầy đủ hợp lý.

Giống bưởi diễn

Để có những sản phẩm bưởi Diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như: nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai,...

Giống bưởi diễn

Chọn giống bưởi Diễn chuẩn là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10. Thu hoạch tháng 11 đến tháng 2.

Mật độ, khoảng cách khi trồng bưởi Diễn

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau.

Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ.

Đất tốt: Điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày. Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ. Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ

Đất trồng bưởi Diễn

Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

Cách trồng bưởi Diễn

Trồng bưởi Diễn cần có mật độ trồng hợp lý

Trồng bưởi Diễn cần có mật độ trồng hợp lý

Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Chăm sóc sau khi trồng bưởi Diễn

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn cũng rất chú trọng đến khâu chăm sóc, cắt tỉa

Kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn cũng rất chú trọng đến khâu chăm sóc, cắt tỉa

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây. Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng bưởi Diễn

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh...

Thu hoạch và bảo quản bưởi Diễn

Trồng đúng cách sẽ thu hoạch được quả bưởi Diễn chất lượng cao, mọng nước

Trồng đúng cách sẽ thu hoạch được quả bưởi Diễn chất lượng cao, mọng nước

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Cách trồng dưa gang trong thùng xốp

  Nếu chăm sóc tốt, khoảng hơn 2 tháng sau khi gieo trồng cây dưa gang đã có thể cho thu hoạch.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống dưa gang

Dụng cụ trồng dưa gang

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa lưới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng dưa gang

Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH 6 - 7.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cách trồng dưa gang trong thùng xốp, vàng rực góc nhà, ai cũng tưởng rau đột biến - 1

Hạt giống dưa gang

Hạt giống dưa lưới bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.

Gieo hạt và cấy cây dưa gang

Hạt giống dưa gang mua về đem gieo hạt vào bầu, tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau vài ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều bởi hạt sẽ bị úng và không nảy mầm.

15 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể rạch bầu ra và trồng vào dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng tránh làm tổn hại đến bộ rễ. Sau khi trồng tưới nước đẫm và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.

Cách trồng dưa gang trong thùng xốp, vàng rực góc nhà, ai cũng tưởng rau đột biến - 3

 Chăm sóc khi trồng dưa gang trong thùng xốp

Thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây có độ ẩm nhằm phát triển tốt nhất. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị úng, thối.

Sau khi trồng cây con được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà, phân dê… Cứ 15 - 20 ngày lại bón đợt tiếp theo.

Khi cây dưa cao khoảng 20 - 30cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Khi cây dưa lưới ra được 4 - 5 lá thật thì làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ. Nếu lười, bạn cũng có thể để dưa gang bò dưới đất, tuy nhiên sẽ tốn diện tích đất.

Cách trồng dưa gang trong thùng xốp, vàng rực góc nhà, ai cũng tưởng rau đột biến - 4

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6 - 7 trái trên một cây dưa gang.

Cách trồng dưa gang trong thùng xốp, vàng rực góc nhà, ai cũng tưởng rau đột biến - 5

Khi quả bắt đầu to, dùng dây treo cây lên để tránh sức nặng của quả kéo cây gãy.

 Thu hoạch khi trồng dưa gang trong thùng xốp

Nếu chăm sóc tốt, khoảng hơn 2 tháng sau khi gieo trồng cây dưa gang đã có thể cho thu hoạch. Nên thu hoạch khi quả vẫn còn xanh, nếu ngả vàng là lúc quả đã già sẽ có nguy cơ bị hỏng. Sau khi thu hoạch xong nên dọn dây sạch sẽ và xử lý lại đất trồng rồi tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Kỹ thuật cách trồng đào trong chậu

 Quả đào được mọi người yêu thích nhờ hương vị ngọt thanh, giòn nhẹ. Cây đào trồng trong chậu còn có thể làm đẹp không gian, giúp bạn kết nối khoảng xanh trong lành của cây cối với môi trường sống sinh hoạt hàng ngày.

Cây đào thuộc nhóm thân gỗ, vì thế khi trồng trong chậu sau một thời gian dài có thể hạn chế khả năng sinh trưởng. Thay vào đó, gốc đào sẽ lớn dần, cành sẽ chắc hơn và cây khỏe sẽ cho ra nhiều hoa, kết nhiều trái hơn.

Bạn có thể chiết cành đào để trồng hoặc chọn việc ăn đào xong sẽ mang hạt tách lấy nhân bên trong và ngâm ủ chuẩn bị gieo trồng như các loại hạt giống thông thường.

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 1

Cách chọn đào lấy hạt ươm cây

Khi chọn quả lấy hạt nên chọn loại quả đẹp, bạn sẽ vừa được ngắm hoa, vừa được cây đào trong chậu tươi tốt, thay cho những chậu cây cảnh thông thường.

Về việc nhân giống, bạn chọn hạt trong quả đào chín, to, đẹp để có nhân to, mẩy và khỏe mạnh.

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 3

Bên trong hạt đào có nhân, cây lớn tốt hay yếu là do nhân này.

 Cách ươm hạt đào

Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 5 ngày. Sau đó gieo hạt vào giá thể đã chuẩn bị sẵn, gieo mỗi hạt vào một ô giá thể nho nhỏ, có thể gieo vào túi bầu.

Khi cây cao 50 – 60cm, thân cứng cáp có thể chuyển sang chậu lớn hơn. Thời vụ thích hợp để trồng đào chính là vụ đông xuân.

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 4

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 5

Sau khi cây nảy mần thì đem trồng vào các chậu bé.

Trước khi chuyển cây sang chậu lớn, bạn có thể chọn đất tơi xốp, chậu thoát nước tốt. Dù trồng trong chậu bạn vẫn nên chú ý việc tưới nước đều đặn và bón phân định kỳ.

Lưu ý chăm sóc đào lấy quả

Đào trồng trong chậu cần bón một lượng phân rất nhỏ để tránh cây phát triển rễ mạnh, không cân đối với chậu. Lưu ý, trong quá trình trồng, bạn không nên bón vôi hoặc bón phân có trộn vôi.

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 6

Mẹ trẻ đem hạt đào ươm vội ra vườn, ai ngờ đậu quả ra trĩu trịt, cả nhà thích mê - 7

Trong quá trình trồng, bạn không nên bón vôi hoặc bón phân có trộn vôi.

Trong thời tiết có độ ẩm cao như Việt Nam, trồng đào cũng gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh như rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Vì vậy, bạn nên chọn các biện pháp mua thuốc sinh học hoặc tự chế thuốc bằng các nguyên liệu tự nhiên để phòng ngừa bệnh cho cây.

Trồng đào trong chậu cũng gần với việc trồng đào dưới đất. Bạn cũng cần vặt lá trước 1 tháng Tết âm để đào kịp ra hoa làm đẹp nhà. Sau đợt ra hoa, cây sẽ đậu quả. Trong thời gian cây có quả, cần bón phân định kỳ và tưới đủ nước để có thể thu hoạch được những trái đào chất lượng.

Kỹ thuật cách trồng cherry trong chậu

  Cây cherry còn được lựa chọn làm cây cảnh trồng chậu trang trí nhà nổi bật với những quả mọng đỏ, sai trĩu cành, tròn xoe thể hiện sự đủ đầy, viên mãn, con cháu đề huề và hạnh phúc tràn đầy.

Cherry là loài cây ôn đới, được trồng nhiều nhất ở châu Âu. Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tỉnh Tiền Giang và xã Bình Phú, Bến Tre.

Quả cherry có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như kem, rượu vang, bánh ngọt, trang trí cocktail… Cây cherry còn được lựa chọn làm cây cảnh trồng chậu trang trí nhà nổi bật với những quả mọng đỏ, sai trĩu cành, tròn xoe thể hiện sự đủ đầy, viên mãn, con cháu đề huề và hạnh phúc tràn đầy.

Học cách trồng cherry trong chậu, tưởng chết rũ ai ngờ mỗi ngày thu 300 quả - 1

 Chuẩn bị hạt giống, dụng cụ trồng cherry trong chậu

Để trồng cherry, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

Hạt cây không bị sâu hỏng, còn chắc khỏe

Hộp nhựa hoặc túi nhựa dẻo

Học cách trồng cherry trong chậu, tưởng chết rũ ai ngờ mỗi ngày thu 300 quả - 3

Chậu trồng hoa

Đất trồng: Cát, than bùn rêu. Cây cherry thích hợp với nhiều loại đất, quan trọng là thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cây là loại đất thịt có pha cát, chứa nhiều mùn hữu cơ. Nên phủ lớp mùn trên đất quanh gốc cây.

Trước khi tiến hành gieo trồng, để thực hiện quá trình phân tầng (tạo mùa đông giả cho hạt), nên để hạt giống trong tủ lạnh từ 6-8 tuần. Bạn dùng một chiếc hộp nhựa có đổ đầy cát và than bùn rêu, đảm bảo rằng hỗn hợp này ẩm nhưng không ướt. Sau đó, vùi hạt giống cherry vào trong. Để cho thoáng khí, nên đục một vài lỗ nhỏ trên nắp hộp. Nếu dùng túi nhựa dẻo thì nên để hở một chút ở phía trên miệng túi.

Khi cho hộp hạt giống vào trong tủ lạnh, nên để nhiệt độ tủ khoảng từ 1 – 6 độ C, khi ấy quá trình phân tầng sẽ tốt hơn.

Học cách trồng cherry trong chậu, tưởng chết rũ ai ngờ mỗi ngày thu 300 quả - 4

 Cách trồng cherry trong chậu

Sau khoảng 1 tháng, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Bạn nên gieo trồng những hạt giống cây cherry vào đầu mùa thu, có thể dùng phương pháp gieo trong chậu hoặc gieo thẳng vào đất.

– Nếu trồng trong chậu nhỏ, mỗi chậu chỉ nên gieo một hạt, lấp đất có phủ bùn rêu lên hạt, có thể thêm phân bón và tưới đủ ẩm. Hãy đặt chậu cây ngoài ánh nắng, cây sẽ cao lên vài cm sau vài tháng, sau đó bạn có thể đánh cây ra trồng ngoài đất vườn.

– Nếu trồng trực tiếp vào đất, mỗi hạt giống bạn gieo cách nhau khoảng 15 cm và vùi chúng xuống sâu khoảng 1cm so với mặt đất. Khi lên cây non, bạn nên phủ lớp mùn quanh gốc.

Học cách trồng cherry trong chậu, tưởng chết rũ ai ngờ mỗi ngày thu 300 quả - 5

 Chăm sóc, thu hoạch cherry trong chậu

– Ánh sáng khi trồng cherry trong chậu :

 Cây cherry ưa ánh nắng đầy đủ, để cho quả mọng đẹp, nên trồng các cây cách nhau khoảng 6m

– Nhiệt độ khi trồng cherry trong chậu: 

Cây ưa mát, chịu nóng kém và chịu lạnh tốt.

– Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình.

– Tưới nước khi trồng cherry trong chậu: 

Lượng nước tưới cho cherry cần điều độ, nên tưới vào buổi sáng, tránh tưới vào chiều tối gây bệnh cho cây. Tăng cường tưới nước khi cây ra hoa, đậu quả. Cây dễ úng nước nên cần có hệ thống thoát nước vào mùa mưa.

Học cách trồng cherry trong chậu, tưởng chết rũ ai ngờ mỗi ngày thu 300 quả - 6

– Bón phân khi trồng cherry trong chậu: 

Phân bón nên điều độ hàng tháng để cây cherry phát triển tốt cung cấp đủ dinh dưỡng để tạo quả. Người ta thường cắt tỉa cây vào mùa xuân để tránh bệnh bạc lá.

Sau một năm cây có thể thu hoạch được. Khi cây ra quả, trung bình có thể thu được 300 quả cherry mỗi ngày. Cần chú ý thời tiết và cẩn thận khi thu hoạch và bảo quản cherry để tránh dập nát.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây xoài Úc

  Có thể nói xoài Úc hiện nay thuộc loại quả được bán khá nhiều trên thị trường bởi quả to tròn, thịt cứng chắc, ít xơ, khi chín trên u vai quả có màu ửng hồng, khi ăn có hương vị ngọt nhẹ. Kỹ thuật trồng cây xoài Úc không khó chỉ cần bỏ thời gian ra chăm sóc, cắt tỉa cây sẽ cho ra nhiều quả lại thơm ngon. Nếu trồng nhiều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao .

Cách chọn giống xoài Úc

Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.

Kỹ thuật trồng cây xoài Úc sai trĩu cành, quả thơm ngon cần chú ý tới khâu bấm, tỉa cành.

Kỹ thuật trồng cây xoài Úc sai trĩu cành, quả thơm ngon cần chú ý tới khâu bấm, tỉa cành. 

Thời vụ và đất trồng thích hợp của cây xoài Úc

Vì là cây ưa ẩm nên thời điểm trồng thích hợp nhất sẽ vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-7. Đối với đất trồng thì có thể thích hợp ở nhiều thành phần đất khác nhau vì đây vốn là cây dễ phát triển.

Kỹ thuật trồng cây xoài Úc

Trước khi tiến hành trồng cây xoài Úc cần làm đất thật kỹ. Trước hết nên đào hố kích thước khoảng 60x60x60 cm, trong mỗi hố này cần bón lót phân hữu cơ hay phân chuồng ủ hoai. Ngoài ra hãy rắc thêm vôi bột và phân lân hoặc phèn vào hố đất trồng để khoảng 1 tháng sau đó mới trồng. Lưu ý khi đặt bầu cây xuống hố cần nhẹ nhàng kẻo tổn thương rễ cây sau đó nén chặt đất và tưới nước để giữ độ ẩm cho đất.

Tạo hình và tỉa cành cho cây xoài Úc

Việc tạo hình và bấm ngọn cho cây xoài cũng khá quan trọng giúp cây ra nhiều chồi non và phát triển tốt hơn. Khi bấm có thể dùng kéo sắc cắt ngọn cách gốc 70cm và chọn 3 chồi khỏe phân bố đều. Khi 3 chồi này được 2 tầng lá, bấm ngọn dưới đọt lá 2. Tương tự như vậy cho các đợt chồi kế tiếp trong khoảng 2 năm đầu.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành, cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành bên trong tán, cành không có khả năng ra quả vào vụ sau… để đảm bảo cho cây xoài phát triển tốt và đem lại năng suất cao cho vụ sau.

Phòng bệnh cho cây xoài Úc

Trồng xoài Úc rất hay bị sâu đục thân, ruồi, bệnh thán thư hoành hành khiến cây còi cọc khó phát triển. Do đó khi chăm sóc cần quan sát kỹ phát hiện kịp thời xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật. 

Kỹ thuật cách trồng cây dưa hấu trong chậu

  Dưa hấu là loại quả được khá nhiều người thích ăn vì tính mát, ngon, bổ dưỡng, giá không quá mắc. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người thay vì phải ra chợ mua đã tự tay trồng vườn dưa hấu tại nhà.

Thực tế kỹ thuật trồng dưa hấu không khó chỉ cần đảm bảo các yếu tố như đất trồng, nước tưới, thời gian chăm sóc người trồng có thể dễ dàng sở hữu một vườn dưa hấu xanh mơn mởn, quả sai trĩu.

Chọn lựa chậu trồng dưa hấu

Vì cây dưa hấu phát triển khá mạnh, quả to nên khi lựa chọn chậu trồng cần lưu ý phải dùng chậu to để chứa đủ đất cho cây phát triển cũng là để cây đứng vững. 

 Kỹ thuật trồng dưa hấu trong chậu tại nhà đơn giản, quả sai.

 Kỹ thuật trồng dưa hấu trong chậu tại nhà đơn giản, quả sai. 

Đất trồng thích hợp nhất cho cây dưa hấu

Đất trồng cây dưa hấu tốt nhất nên sử dụng đất nhiều mùn, nhưng cũng cần độ tơi xốp. Để có thành phần đất tơi xốp người trồng có thể cho thêm trấu. 

Nhiệt độ thích hợp trồng cây dưa hấu trong chậu tại nhà

Ưu điểm của cây dưa hấu là có thể thích hợp ở nhiều vùng khí hậu khác nhau từ vùng nhiệt đới hay ôn đới. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây dưa hấu vào khoảng từ 18 độ đến 30 độ C. Với kiểu thời tiết này thì rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. 

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu trong chậu bằng cách gieo hạt, trồng bầu mua sẵn tại các cửa hàng. Nếu áp dụng phương pháp gieo hạt thời gian sinh trưởng sẽ chậm hơn nhưng cây sẽ phát triển ổn định hơn. Trước tiên cần gieo hạt trực tiếp xuống đất ẩm đã chuẩn bị trong chậu sau đó đào hố khoảng 1 đốt ngón tay rồi cho hạt vào. 

Cách chăm sóc cây dưa hấu trong chậu

Trồng cây dưa hấu trong chậu tại nhà cần đặc biệt chú ý tới độ ẩm, phân bón. Bởi việc bón phân sẽ giúp cây phát triển tốt còn nếu không đảm bảo được điều này quả sẽ không sai, trái ăn sẽ không ngọt. Do đó, cần bón phân theo định kỳ với liều lượng hợp lý theo hướng dẫn. 

Khi cây dưa cao khoảng 1m cần làm giàn để cây leo. Làm giàn cần dùng lưới và cột thật chắc bằng gỗ hoặc sắt tùy vào điều kiện người trồng. Khi cây bắt đầu leo cần dùng tay hướng ngọn cây dưa lê bòn theo giàn. Chỉ trong vòng một tháng cây dưa đã có thể leo rất nhanh và sau đó sẽ cho ra những ngọn mới và bắt đầu trổ những bông hoa đầu tiên. 

Thu hoạch cây dưa hấu

Trồng dưa hấu rất nhanh cho quả và thu hoạch. Trường hợp quả nằm trên giàn, để quả có mã đẹp thì người trồng thỉnh thoảng trở bề. Điều này cũng giúp cho quả xanh đều hơn. 


Kỹ thuật cách trồng cây Bòn Bon Thái

  Bòn Bon Thái là loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và cành. Là cây lâu năm nên nếu trồng sẽ đem lại giá trị kinh tế khá cao và bền vững.

Cây Bòn Bòn Thái thuộc cây trồng vùng nhiệt đới nên kỹ thuật trồng khá dễ dàng, tốc độ sinh trưởng cũng nhanh nếu biết cách chăm sóc.

Đất trồng thích hợp cho cây Bòn Bon Thái

Cây Bòn Bon Thái ưa nhiều thành phần đất khác nhau, từ vùng núi cho tới đồng bằng đều có thể trồng được.

 Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon Thái mang lại năng suất cao cần đòi hỏi nhiều yếu tố từ đất trồng, giống, cách chăm sóc.

 Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon Thái mang lại năng suất cao cần đòi hỏi nhiều yếu tố từ đất trồng, giống, cách chăm sóc. 

Cách chọn giống Bòn Bon Thái  

Chọn giống chính là khâu đầu tiên quyết định tới sự phát triển sau này của quả vì thế cần lựa chọn cây giống vượt trội trong vườn. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, cành lá sum suê, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon Thái 

Trồng cây Bòn Bon Thái có thể áp dụng phương pháp giâm cành, chiết hay trồng bằng bầu cây. Trước khi tiến hành trồng cây Bòn Bon Thái người trồng nên tiến hành làm đất trước. Đầu tiên cần bón lót phân chuồng ủ hoai sau mới đào hố rồi trồng cây con xuống đất.  

Nếu trồng vài cây thì không cần phải để ý tới khoảng cách nhưng nếu trồng với diện tích rộng để kinh doanh thì nên chú ý vì đây là cây lâu năm, tán phát triển tương đối rộng. Nếu trồng mau quá sẽ khó phát triển.

Cách chăm sóc cây Bòn Bon Thái 

Cây Bòn Bon Thái thuộc loại ưa ẩm nên tuyệt đối không để cây bị khô hạn, phải thường xuyên tưới nước nhưng không được để quá nhiều nước ngập úng dưới gốc cây dẫn đến cây dễ chết, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài.

Khi trồng cây được 2 năm nên tiến hành làm cỏ, vun gốc, cắt tỉa giúp cây ra nhiều cành nhánh, quả sai hơn. Nếu thấy cỏ mọc nhiều cũng không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây mà cố gắng dùng tay nhổ hết.

Bón phân cho cây Bòn Bon Thái 

Việc bón phân cũng không thể thiếu đối với mỗi loại cây trồng, cây Bòn Bon càng không thể không bón phân bởi là cây lâu năm, quả chủ yếu mọc từ cành nhánh, thân nên càng đòi hỏi dinh dưỡng cao. Khi cây bắt đầu cho ra hoa đậu trái, người trồng có thể dùng phân NPK bón theo định kỳ. 

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây Bòn Bon Thái 

Trồng cây Bòn Bon Thái rất dễ bị sâu bệnh như đục cành, bọ xít xanh, nấm bồ hóng, nhện đỏ, sâu đục quả, rệp sáp...

Đối với sâu đục cành nếu phát hiện người trồng cần cắt tỉa những cành bị bệnh rồi đem tiêu huỷ ngay tránh làm ảnh hưởng đến những cành, cây khác. Để hạn chế và kịp thời phát hiện bọ xít xanh có thể dùng thuốc nhóm chích hút để phun trừ.

Còn đối với nấm bồ hóng, sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp cần mua thuốc bảo vệ thực vật để phun theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra vào mùa mưa thường phát sinh bệnh nấm đen, nấm trắng nhưng không nguy hiểm lắm, có thể phun xịt các loại thuốc có gốc đồng, vôi trắng quét lên chổ có nấm là được.