Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng

Chanh leo chuối là một loại quả lạ mới được chị em Việt biết đến dạo gần đây. Chúng sở hữu vẻ ngoài thuôn dài với lớp áo màu vàng ruộm, khác hẳn quả chanh leo tròn màu nâu quen thuộc. Tuy vậy, bổ ra bên trong lại là lớp hột đen xen lẫn thịt quả màu vàng chua chua, ngọt ngọt quen thuộc.
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 1
Chanh leo chuối khi chưa chín có màu xanh và chuyển sang vàng, vàng nâu khi chín. 
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 2
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 3
Có những trái có chiều dài lên tới hơn 12cm.
Chanh leo chuối có nguồn gốc ở một số vùng của Venezuela, Colombia, Bolivia và Peru. Dần dần, chúng được ưa chuộng và nhân giống ở nhiều vùng có khí hậu nhiệt đới như New Zealand, Nam Phi, một số đảo thuộc Thái Bình Dương và các nước châu Á.
Sở dĩ loại quả này được yêu thích vì vị chua chua ngọt ngọt của chúng có tác dụng giải khát, phù hợp chế biến nhiều món ăn, sinh tố, và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Chúng có sẵn quanh năm và cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, và chất chống oxy hóa.
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 4
Chanh leo chuối có ruột không khác nhiều so với các loại chanh leo thông thường
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 5
Khi chín, chanh leo cho vị chua ngọt.
Chanh leo chuối có thể được nhân giống bằng cách chiết, ghép cây, tuy vậy chủ yếu người trồng gieo bằng hạt. Trước khi gieo trồng, phải ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 2 ngày để lớp vỏ cứng mềm dần, dễ nứt nanh. Sau khi đem gieo vào trong đất, hạt chanh leo chuối sẽ nảy mầm khoảng 10 tuần. 
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 6
Chanh leo chuối sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ 28oC trở lên. Hoa của chúng có màu hồng tươi, hình ống với những cánh hoa dài và hẹp. Hầu như trồng chanh leo chuối không phải lo thụ phấn cho cây vì hương hoa thu hút nhiều ong, bướm và chim.
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 7
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 8
Hoa chanh leo chuối có màu hồng đậm và rất thơm
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 9
 Tận mắt ngắm chanh leo chuối thơm ngon, bổ dưỡng - 10
Mọi người có thể ăn sống, làm nước trái cây, món tráng miệng,....


Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Cải tạo đất để cải thiện năng suất cây trồng

Phần lớn đất nông nghiệp trên thế giới cần được cải thiện để thúc đẩy năng suất ổn định.

1. Điều kiện đất ảnh hưởng tăng trưởng cây trồng
Một số điều kiện đất ảnh hưởng tăng trưởng cây trồng và năng suất cuối cùng. Những yếu tố quan trọng nhất gồm: pH đất, độ hữu dụng các chất dinh dưỡng, trạng thái nước, độ hữu dụng oxy, nhiệt độ đất, độ mặn và tính thấm của đất . Cây trồng biến động theo nhu cầu cho mỗi điều kiện như vậy. Tuy nhiên, năng suất kinh tế và năng suất cao chỉ đạt được khi tất cả những yếu tố này gần tối ưu. Ví dụ, năng suất ổn định không thể đạt được khi cân bằng dinh dưỡng trong đất tốt nếu tính thấm của đất kém làm hạn chế tăng trưởng rễ cây trồng.
cai tao nenNhững biện pháp quản lý tốt nhất (BMPs) là những công cụ của chúng ta để thay đổi điều kiện đất, bảo đảm cây phát triển tốt, và thu hẹp khoảng cách năng suất đang tồn tại. Những biện pháp này là hiệu quả và ổn định nhất nếu chúng được ủng hộ bằng nguyên tắc khoa học thông dụng và thích ứng với xã hội. Người ta ghi nhận rằng một vài vấn đề trong đất tương đối quản lý dễ dàng, trong khi những yếu tố khác chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ điều kiện đất đai dễ dàng bị thay đổi gồm pH đất, độ hữu dụng các chất dinh dưỡng và độ hữu dụng của nước.
2. Những biện pháp để cải thiện những điều kiện của đất
Đất bị nén chặt, mặn hóa, xói mòn, chai đất, mất chất hữu cơ và đa dạng vi sinh vật trong đất có thể được khắc phục bằng một số biện pháp nông học bảo tồn. Trong một số trường hợp, những hoạt động cơ giới hóa khác và sử dụng máy móc (ví dụ ứng dụng máy móc ở ngoài đồng hợp lý) có thể giảm tối thiểu một cách trực tiếp hoặc khắc phục những khó khăn của đất bị nén chặt và thiếu khoảng trống trong đất. Nhiều biện pháp thích hợp được lựa chọn với mục tiêu ngắn hạn đầu tiên cải thiện hệ thống cây trồng và mục tiêu cải thiện cơ bản điều kiện đất đai theo thời gian. Hai ví dụ rõ ràng nhất của những biện pháp như vậy là không cày đất và luân canh cây trồng đặc trưng của từng vùng.
- Không cày đất
Áp dụng cày đất tối thiểu sẽ làm giảm tiềm năng xói mòn đất, nhưng những quá trình làm chua đất nhiều hơn (như phân giải dư thừa xác bã thực vật, nitric hóa của phân N, v.v) xuất hiện ở bề mặt đất. Ảnh minh họa
Áp dụng cày đất tối thiểu sẽ làm giảm tiềm
năng xói mòn đất, nhưng những quá trình
làm chua đất nhiều hơn (như phân giải dư
thừa xác bã thực vật, nitric hóa của phân
N, v.v) xuất hiện ở bề mặt đất. Ảnh minh họa
Không cày đất (cũng được gọi là cày đất tối thiểu) là cách phát triển cây trồng hoặc đồng cỏ từ năm này qua năm khác với việc tác động tối thiểu lý tính đất. Nó thường thúc đẩy tăng lưu trữ chất hữu cơ, thay đổi ít nhiều độ rỗng và cũng ảnh hưởng chu kỳ dinh dưỡng. Ở những vùng, điều này có thể làm giảm hoặc không gây ra xói mòn đất. Do những thay đổi như vậy, không cày có thể ảnh hưởng tích cực những điều kiện đất như độ rỗng, độ nóng và tính thấm của đất. Điều này cũng có thể ảnh hưởng độ hữu dụng dinh dưỡng và nước, tất cả những yếu tố này tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt hơn.
- Luân canh cây trồng
Luân canh cây trồng vùng đặc thù (ví dụ chuỗi cây trồng thích ứng với vùng) có thể cũng ảnh hưởng tích cực đối với những điều kiện đất đai. Những thay đổi sáng tạo như biện pháp của người Brazil sử dụng cỏ làm thức ăn trong luân canh với những cây ngủ cốc, có thể tạo ra những ích lợi rõ ràng cho những điều kiện đất đai và độ hữu dụng dinh dưỡng . Luân canh cây trồng với cấu trúc và sinh lý rễ khác nhau giúp tiếp cận dinh dưỡng ở những tầng đất khác nhau và những dạng hóa học trong đất. Sự phát triển rễ dài hơn và giải phóng những chất tiết ra từ rễ làm tăng khả năng tiếp cận những dạng dinh dưỡng khó hòa tan trong những hệ thống cây ngủ cốc truyền thống (Crusciol và ctv, 2010).
3. Kết luận
Quản lý đất tốt là cần thiết để cải thiện và duy trì chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng. Quản lý dinh dưỡng, kết hợp với những biện pháp nông học khác, là trọng tâm trong số những biện pháp này, đặc biệt là thay đổi đất có những điều kiện giới hạn tạm thời hoặc lâu dài, để hợp nhất chúng cho hệ thống nông nghiệp. Có nhiều tài liệu cung cấp kiến thức để có thể cải thiện đất theo những biện pháp quản lý tốt nhất, mà luôn được thích ứng với những điều kiện địa phương.



Cận cảnh cây vú sữa hình “Tứ linh” độc nhất giá hàng trăm triệu đồng

Ông Nguyễn Văn Nhiên ngụ ấp Quân Phong (Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre) đang sở hữu cây vú sữa cổ hình “Tứ linh” (long, lân, quy, phụng) độc nhất giá hàng trăm triệu đồng. Cây vú sữa lạ này thu hút hàng ngàn lượt người đến tận nhà ông Nhiên để chiêm ngưỡng.

Hơn chục năm trước, trong một lần đi “săn” cây kiểng, ông Nhiên tình cờ phát hiện ra cây vú sữa lò rèn có hình dáng lạ nên liền hỏi mua.
Ông Nhiên cho biết: “Lúc đó cây vú sữa có dáng tròn như những cây kiểng bình thường. Khi đem về tôi đã chỉnh sửa để cây nằm xuống có dáng quỳ rồi tạo hình 4 con linh vật: long, lân, quy, phụng như ngày hôm nay”.
 
Cây vú sữa hình "Tứ linh"

Theo ông Nhiên, để có hình “Tứ linh”, ông phải mất 10 năm để tạo dáng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cây vú sữa nguyên thủy phải có những nét cơ bản mới tạo dáng được chứ không phải cây nào cũng tạo được cả 4 con vật. Trong đó, điều kiện quyết định là 2 bộ rễ trước và rễ sau phát triển đều nhau mới tạo được 2 con rồng và phụng cân đối.
Hầu hết những cây vú sữa khác đều chỉ nuôi bộ rễ sau, bộ rễ trước dần dần sẽ chết đi nên không thể tạo dáng nhiều con vật trên cùng 1 cây.

Mặt trước hình con rồng

Mặt sau hình con phụng
Mặt sau hình con phụng
Hiện tại, cây vú sữa hình “Tứ linh” của ông Nhiên có bốn mặt thì mỗi mặt được ông cất công uốn thành hình 1 con linh vật. Mặt trước rễ chính hình con rồng, mặt sau hình con phụng, hai mặt hai bênh hình con lân và con rùa.
Điều đặc biệt, cây vú sữa này có hình siêu “dị” khi thân được chủ nhân kỳ công tạo vảy sần sùi, bò sát đất, bên dưới có bộ rễ được nhìn giống như chân; ở bộ rễ sau được tạo đáng tỉ mỉ như bộ móng của con phụng.

Chính giữa cây vú sữa có 2 mặt đối diện hình con rùa và con lân
Chính giữa cây vú sữa có 2 mặt đối diện hình con rùa và con lân

Bốn mặt của cây vú sữa có mội mặt là hình 1 con linh vật
Bốn mặt của cây vú sữa có mội mặt là hình 1 con linh vật
Ông Nhiên cho biết: “Có được hình dáng như vậy, tôi phải tìm tòi học hỏi trong nhiều năm liền. Ngoài ra, bụng, ngực con rồng (thân cây vú sữa - PV) đều nở chứ không bị lép nên gần như hoàn hảo”.

Thân cây vú sữa được cất công tạo vảy, chân của con rồng
Thân cây vú sữa được cất công tạo vảy, chân của con rồng



Bộ rễ cũng được tạo dáng tỉ mỉ
Bộ rễ cũng được tạo dáng tỉ mỉ
Từ khi tạo dáng xong đến nay có trên 1.000 lượt người đến tận nhà ông Nhiên để chiêm ngưỡng bằng được cây vú sữa “Tứ linh” có hình dáng “độc”. Thậm chí một số người còn hùn thuê nguyên chiếc xe mấy chục chỗ ngồi để đến đây ngắm cây vù sữa rồi về.

Cây vú sữa hình Tứ linh của ông Nhiên được giới chơi kiểng định giá khoảng 300 triệu đồng
Cây vú sữa hình "Tứ linh" của ông Nhiên được giới chơi kiểng định giá khoảng 300 triệu đồng
Theo ông Nhiên, cây vú sữa này vẫn cho quả sum xuê mỗi năm và ăn ngọt như những cây vú sữa lò rèn khác. Khi đến mùa ra quả, hình dáng cây rất đẹp và càng giống 4 con linh vật. Hiện tại, một số người có kinh nghiệm định giá cây kiểng của ông Nhiên khoảng 10 lượng vàng (khoảng 300 triệu  đồng).
Ông Nhiên dự định sẽ bán lại cây kiểng này nếu có người trả được giá. Theo giới chơi kiểng cổ, cây vú sữa này thích hợp trồng ở sân vườn những ngôi biệt thự lớn hay khu du lịch vì hình dáng thuộc diện độc nhất vô nhị của nó.
Hoàng Trung


Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

3 yếu tố ảnh hưởng đến chất đất

Năng suất cây trồng phản ánh một phần về quản lý đất, mà sẽ tạo những điều kiện cần thiết để tối ưu tất cả những yếu tố đất đai được đánh giá là ảnh hưởng nhất đến tăng trưởng cây trồng.

cai tao nen1. pH đất
Đất chua nhiều là trở ngại chính ở những vùng đất rộng lớn trên thế giới, đặc biệt đất nhiệt đới phong hóa cao, đất đồng cỏ năng suất thấp và đất khó trồng trọt, khả năng của cây trồng chống chịu tính chua biến động, nhưng hầu hết cây trồng phát triển tốt dưới điều kiện đất chua nhẹ (pH từ 5,5-6,5). Ví dụ, cây lúa phát triển tốt ở pH thấp bằng 4,8. Đặc thù cây bắp phát triển tốt nhất trong khoảng pH từ 6-6,5. Ngay cả đất có sức sản xuất hiệu quả cao, chua hóa cũng có thể xảy ra vì trực di những cation bazơ và sử dụng phân N. Kiểm tra độ chua của đất cùng với phân tích đất theo giai đoạn và sử dụng vôi sẽ ngăn ngừa sự mất mát chất lượng đất liên quan chua hóa, đặc biệt ở tầng đất sâu hơn là khó khắc phục. Bón vôi cũng có thể giúp mang lại nhiều đất sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao. Trong một số trường hợp, Gypsum có thể được sử dụng để giảm trở ngại của đất có quá nhiều Al3+ và thiếu Ca2+ ở tầng dưới. Thật vậy, điều này cho phép rễ phát triển ở tầng sâu, là quan trọng cho hấp thu nước và dinh dưỡng dưới những lớp đất sâu.
2. Độ hữu dụng dinh dưỡng
Những đặc tính hóa học không hợp lý liên kết với độ hữu dụng dinh dưỡng có thể được thay đổi để cải thiện sản lượng sinh khối. Đất cung cấp dinh dưỡng tốt và đồng nhất là nền tảng cho sản xuất cây trồng hợp lý và nó có thể được đánh giá và quản lý bằng việc sử dụng các công cụ khác nhau. Tính toán phân tích đất và khuyến cáo dinh dưỡng dựa vào đường cong phản ứng năng suất dưới những điều kiện địa phương và đánh giá của những chuyên gia dinh dưỡng là một công cụ hiệu quả để đảm bảo năng suất cao, ngăn chặn thoái hóa đất vì đầu vào dinh dưỡng không cân đối và tạo ra việc sử dụng hiệu quả đất có độ phì hạn chế. Chẩn đoán đúng độ hữu dụng của dinh dưỡng đưa ra khuyến cáo bón phân cho vùng chuyên biệt, giảm chi phí, và tránh tích lũy dinh dưỡng dư thừa và tác hại môi trường không mong muốn của nó. Những kỹ thuật khác có thể giúp hiểu biết về độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng bao gồm chẩn đoán qua diễn giải những biểu hiện triệu chứng thiếu hay ngộ độc, phân tích mô cây, và những thí nghiệm nông học ngoài đồng tại các địa phương. Tại một số quốc gia, những kỹ thuật này không có sẵn, hoặc khả thi, những công cụ khác nên được phát triển để giúp hiểu về độ hữu dụng dinh dưỡng đất và quản lý dinh dưỡng 4R (đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và đúng cách/đúng kỹ thuật). Một ví dụ thành công là phát triển công cụ quyết định Nutrient Expert, mà phụ thuộc vào sử dụng kết hợp những thí nghiệm ngoài đồng về yếu tố dinh dưỡng loại trừ và mô hình tích lũy dinh dưỡng để cuối cùng xác định những nhu cầu hấp thu dinh dưỡng cây trồng đặc thù và cung cấp cho nông hộ về khuyến cáo bón phân khu vực hóa (Pampolino và ctv, 2012).
3. Tình trạng nước
Độ hữu dụng của nước là yếu tố liên quan chặt đến hầu hết những hệ thống sản xuất cây trồng. Sự chọn lọc những giống cây trồng sự dụng nước hiệu quả và thích ứng tốt là quan trọng để đạt sử dụng nước tốt nhất. Những công cụ máy móc thực địa hiệu quả và kỹ năng sử dụng công cụ máy móc phức tạp thật cần thiết để kiểm tra ẩm độ đất và nhu cầu nước của cây trồng- cho hệ thống canh tác nhờ nước trời và hệ thống canh tác có tưới- thì thường được sử dụng dễ dàng ở nhiều phần của thế giới bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Những biện pháp quản lý phù hợp (ví dụ cày tối thiểu, trồng cây che phủ đất) là cần thiết để thúc đẩy những đặc tính sinh lý hóa của đất tối ưu, kích thích rễ ăn sâu trong đất, và làm giảm sự ảnh hưởng của việc giảm độ hữu dụng nước.