Cây bưởi là một trong những cây ăn trái chủ lực trong xuất khẩu và trong tiêu thụ nội bộ, hãy cùng Trongraulamvuon.com điểm qua một vài giống bưởi đã được nông dân trồng và lai tạo.
1. Giống Bưởi Đoan Hùng lai
Phú Thọ từ lâu nức tiếng với đặc sản bưởi Đoan Hùng.Giống bưởi lai do TS Nguyễn Văn Hoan (ĐH NN Hà Nội) lấy phấn hoa đực của bưởi Mêhicô thụ vào hoa cái là giống bưởi Đoan Hùng,giống bưởi mới này có ngoại hình khác hoàn toàn với bưởi Đoan Hùng. Trong khi bưởi gốc vùng đất Tổ dạng cây đứng cao, thu hái phải dùng thang thì bưởi lai phân cành nhiều, dạng cây thấp, lá màu sẫm, lá chép nhỏ hơn. Giống bưởi mới này cũng chống chịu bệnh vàng lá gân xanh tốt hơn bưởi Đoan Hùng. Bưởi lai ra hoa muộn hơn bưởi Đoan Hùng cỡ 15 ngày nhưng thời gian nuôi quả trên cây dài hơn tới 30 ngày.
Chính vì đặc điểm này mà bưởi lai chín gọn vào dịp Tết, trước bưởi Đoan Hùng từ 1-1,5 tháng – đúng vào thời điểm được giá nhất của năm. Về trọng lượng quả bưởi lai cũng lớn hơn, đa số đều cỡ 1-1,1kg/quả, khi chín vỏ bưởi màu vàng đậm như bưởi Diễn, trông khá đẹp mắt. Một đặc điểm lý thú nữa là khi cây cỡ 10 tuổi trở xuống nhiều quả bưởi lai cho tép màu xanh nhưng khi cây đã đạt độ tuổi trưởng thành tép bưởi đều đồng loạt màu vàng ngà.
2.Giống Bưởi Diễn đất trung du
Làng Mỗ là một trong những nơi xa trung tâm nhất của thị xã Sông Công, phần lớn là vùng gò đồi được bao phủ bởi những cây tạp mọc tự nhiên. Đây là nhà bác Nguyễn Quang Yên trồng bưởi Diễn.
Mặc dù mới là vụ quả đầu tiên nhưng bưởi rất sai và màu quả khá đẹp. Vốn là một người nông dân quê gốc ở Hoài Đức – Hà Nội, gần 30 năm đi hái bưởi thuê, mua buôn bưởi ở khắp các khu vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rồi ngược lên vùng trung du Phú Thọ hái bưởi Đoan Hùng. Chính quãng thời gian gắn bó với những cây bưởi đã khiến bác Yên có một vốn kiến thức về cách chăm sóc, cũng như nhận biết được sự thích nghi của bưởi trên từng loại đất, vùng đồi. Trước tiên bác tiến hành phát quang khu đồi vừa mua lại của một người dân địa phương, sau đó xới tung đất ở mức độ vừa phải để không bị rửa trôi. Rồi thuê người đào hố, trồng bưởi. Công việc nhanh chóng đâu vào đó, những hàng rào bao quanh cũng được gấp rút hoàn thành.
3.Giống Bưởi thanh trà – đặc sản Huế
Không biết giống Bưởi Thanh Trà có mặt trên vùng đất Phú Xuân – Huế từ bao giờ? Theo sử sách triều Nguyễn hơn 200 năm trước, trong nhiều của ngon vật lạ tiến cung triều Nguyễn, cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long, chè Tuần…,giống Bưởi Thanh Trà của làng Nguyệt Biều đã góp mặt như là đặc sản vườn nổi tiếng của vùng đất Phú Xuân.
Ngày nay, bưởi Thanh Trà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả của hàng trăm hộ nông dân, được nhân rộng diện tích ra toàn tỉnh, trở thành cây đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm vườn ở TT-Huế.
Theo khảo cứu của Trung tâm thực nghiệm và phát triển cây ăn quả TT-Huế: Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước. Vài năm trở lại đây, các ngành chức năng ở TT-Huế đã chủ động phát triển nguồn giống, khuyến khích nông dân cải tạo vườn tạp đưa bưởi Thanh Trà vào trồng tập trung trên diện rộng
4. Giống Bưởi chín muộn ĐHM
Đây là giống Bưởi chín muộn nhất trong tất cả các giống bưởi hiện có ở Việt Nam, thường cho thu quả vào dịp trong và sau Tết Nguyên đán. Giống Bưởi ĐHM được tuyển chọn từ một dạng bưởi địa phương có nguồn gốc từ giống Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ).
Quả khi chín có màu vàng đậm bắt mắt, khối lượng 0,8-1,1kg/quả, tỉ lệ phần ăn được rất cao, chiếm tới 67% khối lượng quả. Tôm bưởi to, ráo, có màu vàng, ăn ngọt đậm và thơm. Đây là giống Bưởi dễ trồng, khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, vùng sinh thái khác nhau.
Quả khi chín có màu vàng đậm bắt mắt, khối lượng 0,8-1,1kg/quả, tỉ lệ phần ăn được rất cao, chiếm tới 67% khối lượng quả. Tôm bưởi to, ráo, có màu vàng, ăn ngọt đậm và thơm. Đây là giống Bưởi dễ trồng, khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, vùng sinh thái khác nhau.
5. Giống Bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, từng được nhận “Mề đay” trong những lần đấu xảo quả ngon do người Pháp tổ chức vào cuối thế kỷ XIX. Bưởi Phúc Trạch cũng từng đăng quang “Hoa hậu bưởi” xứ Đông Dương, sánh ngang với những giống bưởi ngon nhất trên đất nước ta như, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn…
6.Giống Bưởi da xanh
Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,….Một ít hộ nhận khoán ở Nông trường Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) đã trồng thử nghiệm bưởi da xanh và có kết quả khá tốt ở vùng đất phèn chua này.
7.Giống Bưởi năm roi
Giống Bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918 – 1990) người làng Mái Dầm nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang tìm thấy. Sinh thời, ông Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra nếm thử thấy vị ngon, mọng nước ông Bưởi rất thích. Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ Mái Dầm) để trồng.
Sau khi giống Bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần Văn Bưởi, người các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng. Ngày nay,giống Bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và Bình Minh, Vĩnh Long. Có thể nói ở trên thế giới chỉ có hai nơi này là trồng bưởi Năm Roi ít bị sâu bệnh, trái ngọt và to. Ở Phú Hữu người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được một trái bưởi 3-4 kg có trái còn nặng tới 5kg, những trái lớn như vậy chỉ có vào một hai mùa đầu, người dân gọi là bưởi tơ. Vào các mùa sau thì bưởi cho trái nhiều hơn, thường xuyên hơn. Ngày nay người nông dân có thể cho trái quanh năm, tháng nào cũng có thể được thưởng thức giống Bưởi Năm Roi chín.
Bưởi luôn mang lại giá trị kinh tế cao nhưng khâu chăm sóc rất cực
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green
nhìn cây bưởi sum xuê thế mà thích ghê
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green