Cây thạch lựu thường được gọi là an thạch lựu, hải lựu, đơn nhược, kim anh. Cây có nguồn gốc từ Iran, Afganistan, hiện được trồng rộng rãi ở châu Âu, châu Phi, châu Á. Cây thạch lựu mọc thành bụi hoặc mọc đơn. Cành dạng kim, lá hình bầu dục, hoa màu đỏ tươi, kết quả hình tròn.
Thạch lựu không chỉ là loại trái cây yêu thích của nhiều người mà việc trồng cây lựu trong chậu còn có tác dụng làm cảnh trong nhà và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy như mang ý nghĩa xua tan tà ma, vận xui và mang lại nhiều niềm vui, tài lộc, may mắn cho nhà gia chủ mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Quả cây thạch lựu có khả năng chữa bệnh rất tốt. Lá và hoa của cây cũng có khả năng hút bụi và khí dầu trong không khí, có tác dụng thanh lọc không khí.
Thay vì việc mua những chậu kiểng lựu vào dịp Tết sắp tới thì hãy tự mình trồng và chăm sóc cây thạch lựu tại nhà ngay từ bây giờ để mang tài lộc, may mắn cho mùa Xuân này.
Để cây Thạch lựu ra quả sai, dáng thế đẹp cần có kỹ thuật trồng cây đúng cách.
Phân loại giống thạch lựu
Cây thạch lựu có 3 loại. Lựu đỏ là cây lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng. Bạch lựu cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng. Một loại thạch lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây lựu bông hoặc lựu Trung Quốc.
Điều kiện chăm sóc cây thạch lựu
Cây thạch lựu thuộc diện cây ưa ẩm ướt, thích độ phì nhiêu, đất giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khi chịu được hạn. Tốt nhất là trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Khi trồng lựu trong chậu nên sử dụng hỗn hợp đất gồm có đất thịt, tro trấu, và sơ dừa được trộn đều với nhau theo tỉ lệ 2:6:2.
Kỹ thuật trồng cây lựu
Trồng cây thạch lựu có thể tiến hành bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.
Nhân giống cây thạch lựu có thể giâm cành hoặc tách gốc. Phương pháp giâm cành thường được tiến hành vào mùa Xuân. Chọn một cành cây khỏe khoảng 2 năm tuổi, sau khi cắm nửa tháng cành sẽ mọc rễ. Phương pháp tách gốc thường được tiến hành vào tháng 4 hàng năm (thời kỳ nảy lộc), chọn cành khỏe nhất để tiến hành tách gốc.
Các biện pháp chăm sóc cây thạch lựu
Thạch lựu là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, muốn có một chậu lựu kiểng đẹp, nở nhiều hoa, sai trĩu quả, cần quan tâm đến các bước chăm sóc cây hợp lý để cây trồng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thạch lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.
Bón phân cho cây thạch lựu
Trồng cây thạch lựu nếu không chú ý tới việc bón phân sẽ khó cho ra được một cây thạch lựu đẹp và quả sai như ý muốn. Sau khi trồng vào chậu 1 - 2 tuần, sử dụng phân dynamic liều dùng nửa chén cơm, bón nhét xuống đất quanh miệng chậu. Sau đó 1 tháng, tiếp tục bón NPK ( 16 -16 -8 ) liều lượng 2 muỗng cà phê cho 1 chậu/lần/tháng. Nếu trồng cây thạch lựu trong chậu thì không cần bón quá nhiều cây dễ ngộ độc chết mà hãy bón theo định kỳ và nên pha loãng.
Phòng bệnh cho cây thạch lựu
Trồng cây thạch lựu cần phải chú ý tới một số bệnh như rầy mềm, rệp sáp tấn công. Trước hết hãy quan sát kỹ nếu thấy hiện tượng nhẹ hãy dùng miếng rẻ lau sạch, nếu bị quá nặng phải dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên. Lưu ý tuyệt đối không được phun tưới vào gốc cây dễ chết. Sau đó vài ngày tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét