Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây chanh giấy

  Cây chanh giấy được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Loại chanh này được bà con nông dân ưa chuộng, do có kỹ thuật trồng cây đơn giản, năng suất cao từ 150-200kg quả/cây/năm, quả to, tròn, cơm màu trắng xanh, không hạt, vỏ mỏng, nhiều nước, chua, thơm ...

Lựa chọn giống chanh giấy

Nên chọn cây chiết nhánh hay giâm cành, không sâu và sạch bệnh. Để đảm bảo yếu tố này cần mua tại cửa hàng có uy tín. Ngoài ra đối với đất trồng cần trộn thêm vôi bột, phân hữu cơ hoai mục và tro trấu hoai Super lân để giúp cây nhanh phát triển và cho trái.

Kỹ thuật trồng cây chanh giấy

Kỹ thuật trồng chanh giấy có nhiều phương pháp từ giâm cành, chiết hoặc trồng bằng hạt. Nếu trồng bằng bầu cây do nhân giống từ hạt cần đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định. Sau khi trồng xong nên tưới nước ẩm và theo dõi hàng ngày.

Kỹ thuật trồng cây chanh giấy đơn giản, ít công chăm sóc. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây chanh giấy đơn giản, ít công chăm sóc.


Lưu ý khi trồng chanh giấy cần hạn chế ánh sáng vì cây không chịu được ánh nắng trực tiếp. Việc giữ ẩm cho cây cũng cần phải đảm bảo vì nếu quá khô cây sẽ nhanh chóng còi cọc dẫn tới sâu bệnh và chết. Để giữ ẩm cho cây cần đậy phủ gốc vào mùa khô điều này cũng để hạn chế chi phí tưới nước. Ngoài ra, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.

Mặc dù tưới nước rất quan trọng nhưng không biết cách cũng khiến cây dễ ngập úng và chết do đó cần cung cấp nước cho cây điều độ. Nếu muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.

Tỉa cành tạo tán và cách bón phân cho cây chanh giấy

Đối với tất cả các loại chanh thì việc cắt tỉa rất quan trọng nhằm hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.

Bổ sung đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học. Hãy bón phân theo độ tuổi tăng dần và đặc biệt trong thời kỳ cây cho ra hoa và kết trái. 

Điều trị sâu bệnh hại cây chanh giấy

Trồng cây chanh giấy gặp rất nhiều bệnh như nhện đỏ, ruồi đục trái, rệp sáp, sâu đục thân, đốm nâu và bệnh héo rũ...Khi cây bị sâu sẽ làm cho lá non và đọt non bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non, làm cho lá vàng khô và rụng làm cho trái non bị nhăn nheo và rụng sớm, làm giảm phẩm chất trái.

Để phòng trừ cần thu lượm những trái bị sâu rụng và đưa đi tiêu hủy tránh lây lan bệnh sang trái khác. Ngoài ra cần hạn chế làm tổn thương rễ cây trong quá trình bón phân, cắt tỉa, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận phơi khô và thiêu hủy. Ngoài ra, hãy kết hợp sử dụng các loại thuốc có chứa mấm Tricoderma trộn với phân hữu cơ bón vào gốc.

Kỹ thuật chăm sóc cây chanh giấy tươi tốt vào mùa Đông

Chanh được biết đến là một loại cây trồng ngoài trời. Thế nhưng, chanh không chịu được thời tiết quá lạnh của mùa đông cũng như môi trường kín trong nhà. Vì vậy cần tìm một vị trí đủ nắng ít nhất 8 giờ một ngày để có thể phát triển mạnh mẽ.

Do đó, tốt nhất, bạn nên đặt chậu cây chanh trong căn phòng có hai mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở phía Đông và Nam, hoặc phía Tây và Nam. Đặt chậu cây ở vị trí nhiều ánh nắng nhất có thể.

Thời tiết mùa Đông lạnh nên khi trồng chanh giấy ở ngoài trời nên có giàn che chắn hoặc  bọc nilon xung quanh giúp cây kháng cự tốt. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do đó, bạn cần giữ cho đất trồng luôn ẩm, nhưng đừng tưới quá nhiều nước.

Khi thời tiết ấm dần lên vào đầu mùa xuân, bạn hãy đưa chậu cây chanh ra ngoài từ 1 - 2 giờ mỗi ngày vào buổi trưa để từng bước tái thích nghi nó với môi trường bên ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét