Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng hạt lép quả thực không hề đơn giản phải trải qua nhiều khâu kỹ thuật chọn lọc từ giống, chăm sóc, phòng bệnh cho tới việc tìm đầu ra cho sản phẩm khiến người trồng phải đau đầu. Tuy nhiên nếu biết cách áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng cây thì sự nghiệp làm giàu từ trái cây này lại không hề khó.
Thời vụ và nhiệt độ trồng cây Sầu riêng hạt lép
Sầu riêng hạt lép là một loại cây ưa khí hậu nóng và ẩm, có thể sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 22 – 40C. Sầu riêng còn nhỏ ưa bóng râm, khi đã lớn mới chịu được nắng.
Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng lép cần phải chọn giống tốt.
Chọn giống Sầu riêng hạt lép
Sầu riêng hạt lép có nhiều loại giống khác nhau như: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Sầu riêng sữa hạt lép, Sầu riêng khổ qua xanh dễ trồng, năng suất cao nhưng mỏng cơm, vị hơi đắng. Tùy từng điều kiện cũng như yêu cầu về khí hậu, đất, nước nên chọn giống cho phù hợp.
Đất trồng cây Sầu riêng
Cây Sầu riêng hạt lép có thể phát triển tốt trên đất thịt pha cát, thịt pha sét, giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy và thoát nước tốt. Đất trồng Sầu riêng phải đảm bảo chủ động trong việc tưới và tiêu nước trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa.
Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng hạt lép
Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng hạt lép có thể được trồng theo phương pháp nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt và chiết. Tuy nhiên việc trồng bằng hột vừa lâu vừa năng suất không cao nên thường người dân hay chọn phương pháp nhân giống vô tính hoặc bằng cây tháp và chiết.
Sau khi đã chuẩn bị hết dụng cụ, giống, hố trồng sẽ tiến hành đặt cây con vào hố, lấp đất lại vừa quá miệng bầu, ém đất xung quanh gốc rồi cắm cọc giữ chặt cây con, đậy mô bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Ngay sau khi trồng cần che bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây con. Một đặc điểm khá thuận lợi cho người trồng Sâu riêng hạt lép đó là chúng thụ phấn chéo nên trong một vườn trồng vài giống xen kẽ nhau để bổ sung nguồn phấn.
Cách chăm sóc Sầu riêng hạt lép
Chăm sóc Sầu riêng không khó nhưng đòi hỏi mất công sức, thời gian vì là cây rất lâu cho ra trái. Ở thời kỳ đầu khi cây còn nhỏ cần che mát. Khi cây phát triển qua 1 mùa khô hãy loại bỏ dần vật liệu che mát đi để cây tự phát triển và vươn cao theo hướng sáng.
Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng hạt lép cũng cần phải phòng bệnh hiệu quả mới cho năng suất cao.
Bước sang giai đoạn cây con và những năm đầu khi cây đã cho trái mỗi năm nên tiến hành bón phân gà đã ủ hoai mục kết hợp với phân vô cơ hoặc phân đạm, phân lân đều được. Liều lượng tăng dần theo độ phát triển của cây. Việc làm này cần phải đều đặn qua các năm giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để cho ra trái to, mọng, và sai trĩu cành.
Cách xử lý cây Sầu riêng hạt lép ra hoa
Việc sử lý cây ra hoa thích hợp nhất vào khoảng tháng 7 hoặc đầu tháng 8, 11. Các bước tiến hành khá đơn giản. Sau khi thu hoạch hãy tỉa cành, bón phân 1 – 2 kg NPK, tưới nước đầy đủ để cây mau ra đọt. Khi cơi đọt thứ 2 đã phát triển hoàn toàn chính là lúc thích hợp nhất để tiến hành kích thích ra hoa.
Để ngăn chặn cây ra đọt tiếp, trước khi phun thuốc kích thích ra hoa 10 – 15 ngày nên phun phân bón lá với liều lượng 40g/8l, sau đó xiết nước và đậy nilon. Sau đó phun Paclobutrazol (một chế phẩm điều hòa kích thích sự sinh trưởng) 10% với liều lượng 80g/8 lít. Sau khi xử lý Paclobutrazol 35 – 40 ngày cây sẽ ra nụ hoa. Nếu cây đã ra nụ mà gặp mưa hoa sẽ không phát triển nên cần hết sức thận trọng về điều này.
Thu hoạch Sầu riêng hạt lép
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây Sầu riêng và chăm sóc đúng cách thì từ lúc trổ hoa đến thu hoạch trung bình từ 4 – 4,5 tháng tùy vào giống. Cách nhận biết trái chín là dùng que gõ vào trái nghe tiếng vang rỗng, rãnh giữa các gai nở rộng và sẫm màu, đầu gai dẻo có thể uốn được, nhựa từ cuống trái trong và ngọt. Khi thu hoạch tránh làm xây xát sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất trái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét