Đặc điểm cây chanh đào
Chanh đào là loại cây có múi, không kén đất, khả năng sinh trưởng mạnh nên kỹ thuật trồng cây chanh đào cũng khá đơn giản. Chanh đào có tên khoa học là Citrus limonia, một loại cây thuộc họ Cam (Rutaceae), chúng được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Chanh đào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất quả cao, quả chanh đào có vỏ mỏng màu vàng sáng (màu hồng hơi vàng), ruột màu hồng đào rất thơm nên gọi là chanh đào, hoa màu trắng tím có mùi thơm thoang thoảng.
Không chỉ có tác dụng trong việc trồng để lấy quả, chanh đào có tác dụng nhu một loại cây cảnh có trong sân vườn, với các kiểu thiết kế độc đáo. Đặc biệt, chanh đào có tác dụng không nhỏ trong việc điều trị và chữa một số bệnh như: cầm ho, hen, có tác dụng để trị ho, cảm cúm…
Chanh đào là loại quả có nhiều công dụng khác nhau rất tốt cho cơ thể.
Thời vụ khi trồng cây chanh đào
Thời điểm thích hợp nhất để trồng chanh đào, đó là vào tháng 4-6 dương lịch đối với khu vực miền Nam và từ tháng 2-3 hoặc từ tháng 9-10 đới với miền Bắc.
Đất khi trồng cây chanh đào
Chanh đào thích hợp trồng trên những vùng đất đồi, các khu vục đất đỏ. Chanh đào không có yêu cầu quá nhiều về đất, chúng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có độ tơi xốp cao, có khả năng thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng, pH 5,5-7 không nên trồng ở những vùng đất bị nhiễm mặn, có thể trồng ở khu vực đất pha cát.
Kỹ thuật trồng cây chanh đào
Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chanh đào nên chọn những cây sinh trưởng tốt, sạch bệnh, chiều cao cây đạt từ 50-70 cm, có đường kính bầu tối thiểu là 15cm.
Trồng cây chanh đào nên trồng với mật độ 3x 4m, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Hố trồng nên để với kích thước 60X60x50 đối với nhũng khu vực đất tốt, ở những nơi đát xấu có thể dào hố với kích thước 80x80x60cm.
Để chanh đào ra nhiều trái cần phải có kỹ thuật trồng cây chanh đào và chăm sóc đúng cách.
Chăm sóc cây chanh đào
Cần thường xuyên làm cỏ trong những năm đầu, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, đắp mô tiến hành trong 2 năm đầu, mỗi năm bồi mô 1-2 lần bằng đất vườn cũ, đất bãi sông phơi khô…năm thứ 3 trở đi bồi tòan luống, mỗi năm một lần nâng cao mặt luống 2-3cm. Không nên bồi quá dầy vì cây có thể bị vàng lá do nghẹt rễ.
Đối với cây dưới một năm tuổi nên bón 0,5kg Urê kết hợp với 1kg Super lân và0,2kg KCl, số lượng phân chia ra 4-5 lần bón/năm. Đối với cây đang trong thời kì kinh doanh, có thể bón thúc cho cây: 0,5-2kg Urê bón kết hợp với 1,5 kg Super lân và 0,3kg KCl. Chanh đào được chăm sóc cần thẩn cho quả to, năng suất cao. Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây chanh đào nhất là vào những thời kỳ khô hạn, hoặc khi cây đang ra trái và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây chanh đào
Khi cây chanh đào có dấu hiệu sâu bệnh cần cắt tỉa những cành già cỗi, tạo độ thông thoáng cho cây, giúp tăng khả năng quang hợp của cây.
Ở cây chanh đào thường xuất hiện sâu vẽ bùa gây hại cho cây chủ yếu vào giai đoạn ra lá non. Để khắc phục có thể sử dụng một số loại thuốc: Sevin 80WP, Padan 95SP…Đối với sâu đục thân, đục cành chủ yếu xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Có thể sử dụng một số loại thuốc như 400 EC, Supracide 40ND.
Kỹ thuật xử lý chanh đào ra hoa đúng thời vụ
Chanh đào bắt đầu thu hoạch từ tháng 7-8 (thu non) kéo dài cho đến tháng 10 âm lịch hàng năm(chính vụ). Sau khi cắt tỉa, tạo tán thông thoáng cần phun chế phẩm sinh học VST để phục hồi sức sinh trưởng của cây.
Chăm sóc cây chanh đào ra nhiều quả tuyệt đối chú ý tới khâu cắt tỉa.
Vào trung tuần tháng 10 âm lịch(15-20 âm lịch) hoặc muộn nhất đầu tháng 11 âm lịch, dùng dụng cụ chuyên dùng tiến hành chặt rễ xung quanh cây với đường kính 60-80cm(tùy tuổi cây và tán cây), cuốc sâu 20-30cm, để khô nhựa rễ, sau đó tiến hành phun thuôc trị nấm vi khuẩn với mục đích ngăn chặn nấm khuẩn xâm nhập vào vết thương hở phun xong bón khoảng 100-200g vôi bột xung quanh bộ rễ để 10-15 ngày rồi lấp đất.
Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái khi trồng cây chanh đào
Tăng tỷ lệ đậu quả bằng cách xịt các loại phân bón có nhiều calci giúp cây dễ đậu quả và sau này ít rụng quả non hơn. Thời kỳ quả nhỏ đến 2 tháng, bón NPK 20-20-15, 100g/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Lượng phân có thể tăng và nên theo tỷ lệ N (đạm) vừa K (kali) nhiều, nhất là khi quả đang lớn.
Nếu muốn quả muốn to nhanh thì bón phân cho quả mau lớn. Giai đoạn này bón NPK 20-20-15 khoảng 200g + 50g KCL/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Xịt qua lá bằng chế phẩm dưỡng quả, xịt đều tán cây, 10 ngày/lần để dưỡng quả khi quả đang lớn, phun phân qua lá, 10ngày lần + thuốc trừ nhện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét