Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.
kinh-nghiem-trong-buoi-doan-hung
I. Kỹ thuật trồng:
Bưởi Đoan Hùng có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi , đất phù sa cổ, … Các loại đất có tầng dầy > 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7,0 độ dốc không quá 10o đều trồng được.
II. Thời vụ:
Vụ xuân trồng 2 – 4; vụ thu trồng tháng 8 –10. Đào hố rộng: 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 – 50kg phân chuồng loại mục + 0,1 – 0,2kg supe lân lâm Thao. Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây. Trồng bằng cây ghép hoặc chiết. Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho bầu cây xuống. Để có rễ ngang với mặt đất, lấp đất cao hơn cổ rễ 10cm, tưới đẫm nước.
III. Bón phân:
Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 1: 30 – 50 kg phân chuồng theo tán cây.
Nếu đất chua pH < 5,5 bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục ( bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 – 15 ngày).
Bón phân thúc cho cây con (1 – 2 năm tuổi): Đạm ure: 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần.
Bón phân cho cây trong thời kỳ kinh doanh cho cây trong 1 năm: Đạm ure: 1 – 2 kg; kaliclorua: 1 – 2 kg; supe lân 1 – 4 kg, tuỳ tuổi cây. Cách bón: Thúc đợt 1 phục hồi cây vào cuối tháng 1 sau khi thu hoạch quả: 50% đạm + 20% kali + 100% lân.
Thúc đợt 2: Chống rụng quả sinh lý vào tháng 4: Đạm ure 30%, kali 30%. Thúc đợt 3 vào tháng 8, tăng chất lượng quả: 50% kali + 20% đạm. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 – 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm). Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây.
Đốn tạo hình thực hiện ngay trong hai năm đầu sau khi trồng. Cắt ngọn thân chính ở độ cao 60 – 80 cm. Chọn giữ lại 3 – 4 mầm khoẻ (cành cấp 1) phân bố đều xung quanh để tạo bộ khung chính cho cây. Đốn duy trì hàng năm tiến hành sau khi thu hoạch quả (tháng 1) và tháng 6-7.
Cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành tược làm cho tán cây thông thoáng giảm sâu, bệnh hại.
IV. Tưới nước:
Bưởi cần độ ẩm 70 – 80% từ khi phân hóa mầm hoa (cuối tháng 1) đến tháng 8 – 9. Các tháng còn lại chỉ cần độ ẩm 60 – 65% để tăng độ ngọt của quả, hạn chế ra lộc đông ảnh hưởng không tốt tới vụ quả năm sau. Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng bưởi ra quả cách năm bằng biện pháp thiến bưởi: Tháng 10 – 11 nếu thấy vườn bưởi xanh, lốp có khả năng ra lộc đông tháng 12 – 1 cần tiến hành khoanh vỏ thân cây theo hình xoáy trôn ốc 2 – 4 vòng để kìm hãm sinh trưởng. Tháng 12 – 1 cây vẫn ra lộc đông cần dùng dung dịch Ethrel 40% (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 3 lọ 15ml hoà 10 lít nước sạch phun thẳng vào lộc non sẽ làm thui lộc, sang năm cây vẫn sai hoa, nhiều quả. Thu hoạch bảo quản: vào 15/1 đến 25/1 bưởi Diễn chín vàng, quả căng tròn, dùng dao sắc cắt sát cuống quả, bôi vôi vào cuống quả, loại bỏ quả bị sâu bệnh. Để bưởi nơi khô thoáng mát có thể bảo quản được 3 – 4 tháng. Tuy vỏ quả béo nhưng tôm bưởi vẫn ráo, không nát, độ ngọt và mùi càng đậm đà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét