Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái xuất khẩu, hiệu quả kinh tế không cao. Xin giới thiệu 2 biện pháp diệt trừ côn trùng rất hữu hiệu cho các nhà vườn.
Trị kiến
Các loại kiến lửa, kiến vàng, kiến đen... cắn phá đọt non, hoa và trái thanh long. Diệt trừ bằng cách dùng thuốc Regent, liều lượng 1 gói 10g pha với 8 lít nước/bình xịt. Phun đều khắp cành thanh long nơi kiến tập trung phá hại.
Trị bọ thầu dầu
Bọ thầu dầu thuộc loại bọ cánh cứng, đầu có 2 râu ngắn, thân dài từ 1,5-2cm, có 6 chân. Giữa 2 cánh có một hình tam giác nhỏ. Khi đậu trên trái thanh long trông chúng giống những hạt thầu dầu. Chúng thường tập trung cắn phá thanh long vào ban đêm. Khi đụng vào, chúng bay rất nhanh.
Bọ thầu dầu chuyên cắn phá đọt, trái non, cạp vỏ trái, cắn trụi các tai thanh long. Trái bị chúng cắn có dạng sần sùi, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ hữu hiệu thì sẽ gây thiệt hại 60-80% sản lượng thu hoạch.
Diệt trừ bằng cách dùng thuốc Tiperanpha, liều lượng 10ml pha với 3 lít nước. Pha xong, rọi đèn pin phun liền trong đêm, phun đều trên những cành, trái thanh long sâu đang tập trung cắn phá. Sáng hôm sau kiểm tra dưới gốc thanh long, nếu có xác sâu chết mới là có kết quả. Tối đến kiểm tra lại lần nữa, nếu vẫn còn sâu, pha thêm thuốc phun tiếp. Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện và áp dụng các biện pháp diệt trừ kịp thời.
Bọ thầu dầu thuộc loài bọ cánh cứng nên phải sử dụng thuốc với độ độc cao, vì vậy khi phun cần phải có mũ bảo hộ, kính che mắt, khẩu trang, bao tay đầy đủ và thời gian cách ly trước khi thu hoạch để tránh ngộ độc
Trồng thanh long thấy tốn điện quá, còn hk tốn thì khó ra hoa
Trả lờiXóatrồng thanh long thì phải bẫy sáng chứ sâu bệnh hiều lắm
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green