Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Cách Bón Phân Vi Sinh Cho Măng Cụt

: Hỗn hợp phân theo công thức N:P:K (15:15:15).
* Cách pha trộn phân để đạt tỷ lệ N:P:K (15:15:15).
+ Urea ( 46% N) : 3,2 kg.
+ Super lõn ( 16,5% P2O5) : 9 kg.
+ Ka li ( 50% K2O ) : 3 kg.
Và theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Hoạc sử dụng phân NPK(15:15:15 ) và các nguyên tố trung và vi lượng.
Giai đoạn cây cho trái ổn định
Đối với cây có đường kính tán 6- 8 m đang sinh trưởng, phát triển tốt phân bón đ­ợc áp dụng cho mỗi cây như­ sau:
+ Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4 kg .
+ Phân hữu cơ 20-30 kg, bón 1 lần ngay sau thu hoạch dứt điểm (lần 1).
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức:N:P:K (20:20:10) kết hợp với 20- 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.
Cách pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K (20: 20: 10).
Phân urea 46%N 4,3 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 12,1 kg.
Phân Kali (50% K2O) 2,0 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.
Lần 2: Trư­ớc khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (8: 24: 24).
Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (8: 24: 24).
Phân urea 46%N 1,7 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 14,5 kg.
Phân Kali (50% K2O) 4,8 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.
L­ưu ý: trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.
Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 1- 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P: K= 13: 13: 21.
Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K (13: 13: 21).
Phân ure 46%N 2,8 kg.
Phân Super lân (16,5% P2O5 ) 7,8 kg.
Phân Kali (50% K2O) 4,6 kg.
Và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vư­ờn cây.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N: P: K (20: 20: 20) như phân bón lá Grow more có hàm lượng dinh d­ưỡng như­ sau: N: 20%, P2O5: 20%, K2O: 20%,Cu: 0,05, Mn: 0,0005%, Fe: 0,05, Zn: 0,05 . Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái.
Tóm lại: Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tùy thuộc vào đường kính tán, tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thư­ờng thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần (chủng loại phân theo từng thời điểm như­ ở mục 8. Bón phân), tức 9-12 kg phân vô cơ và 20-30 kg phân hữu cơ / cây/ năm.
Do cây măng cụt có rễ chỉ phát triển rộng bằng 2/3 hình chiếu tán cây, nên phân cũng chỉ bón ở vị trí 2/3 hình chiếu tán cây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét