Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Nho

Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa hàng năm rất thấp (trung bình 730mm), trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn (từ 1.650- 1.850 mm) đã gây nên hiện tượng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2005, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng và triển khai mô hình tưới nhỏ giọt trên cây nho. Trung tâm đã mời Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh Miền trung làm tư vấn thiết kế và giám sát mô hình. Mô hình được lắp đặt và vận hành từ tháng 1 năm 2006, thực hiện tại 4 hộ trồng nho, sau 2 năm thực hiện đến nay mô hình đã hoàn thành.
Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Nho
Theo kỹ sư Lê Tiến Dũng, người trực tiếp theo dõi và tổng kết mô hình, tưới nhỏ giọt là phương pháp tiết kiệm nước triệt để nhất, chỉ mất khoảng 30% lượng nước so với tưới tràn truyền thống. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể sử dụng phân bón trực tiếp vào nguồn nước tưới, rất thuận lợi cho việc cung cấp phân bón hàng ngày cho cây trồng, giảm thiểu phân bón bị thất thoát do bốc hơi hoặc bị rửa trôi do bón nhiều cùng lúc. Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng úng cục bộ như tưới tràn, giúp bộ rễ cây nho phát triển khoẻ, tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Mặt khác, tưới nhỏ giọt luôn giữ được ruộng nho khô ráo, hạn chế cỏ dại, tăng độ xốp của đất, cải thiện được lý tính của đất.
Về mặt kinh tế, mô hình tưới nhỏ giọt làm giảm chi phí sản xuất đối với cây nho, cụ thể là giảm về công tưới, giảm công chăm sóc làm cỏ, giảm được lượng phân bón hoá học (không bị lãng phí). Do đó nếu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, người trồng nho có thể làm giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của cây nho.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sử Dụng Bao Trái Chịu Mưa Để Phòng Chống Bệnh Thán Thư Trên Nho

Cây nho thuộc loại cây khó trồng, rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt dễ bị bệnh thán thư vào mùa mưa. Rủi ro mất mùa trên cây nho rất cao, cho dù trái nho gần đến thời điểm thu hoạch vẫn có thể bị mất trắng nếu gặp phải mưa to và kéo dài. Mấy năm gần đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh thán thư trên nho phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho người trồng nho vào mùa mưa. Theo kinh nghiệm của Đài Loan, từ khi bao trái chịu mưa được nông dân Đài Loan sử dụng đã hạn chế được 90% bệnh thán thư trên cây nho.
trong nho
Từ đó, nhằm hạn chế thiệt hại cho nông dân trồng nho, trong Dự án sản xuất thử nho an toàn theo hướng hữu cơ sinh học của Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp (Viện KHKT Nông nghiệp MN) tại tỉnh Ninh Thuận, KS.Nguyễn Thanh Thủy, Chủ nhiệm Dự án đã mạnh dạn xin nhập miễn thuế 600.000 cái bao để thử nghiệm. Đây là loại bao được làm bằng giấy mỏng nhưng không thấm nước, hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được.
Tại các điểm thử nghiệm bao trái đều cho kết quả cao. Chùm nho được bao trái có màu sắc và mẫu mã trái rất đẹp. Đặc biệt trái không bị bệnh thán thư cũng như các bệnh khác và rầy rệp trên trái. ông Lê Phúc, chủ nhiệm HTX Ninh Phú (TX Phan Rang) sau khi áp dụng bao trái trên nho đã có một số nhận xét: trái nho không bị rám nắng, giữ được màu xanh đặc trưng, chùm nho được bao có thể “neo” đến 4 tháng rưỡi vẫn không hư, độ brix cao hơn nhiều so với chùm trái không bao, nông dân không phải lo lắng thu hoạch vội khi chưa đủ độ chín mà sẵn sàng yên tâm đợi đúng ngày mới thu hoạch.
Mưa dầm chùm nho được bao vẫn phát triển tốt, bệnh không lây lan. Ông nguyễn Văn Mọi (Ba Mọi) ở xã Phước Thuận huyện Ninh Phước, là một trong số những nông dân áp dụng đầu tiên bao trái trên nho cũng có nhận xét tương tự. Trong đợt mưa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, ở vườn của ông, những chùm nho bao trái cho kết quả tốt trong khi những chùm nho đối chứng không bao trái đã bị thất thu do thán thư. Hiện nay nhiều nông dân trồng nho ở Ninh Thuận đã bắt đầu chú ý tới việc sử dụng bao trái này cho nho.
KS.Nguyễn Thanh Thủy cho biết loại bao trái chịu mưa này không những cho kết quả tốt trên nho mà còn có thể ứng dụng cho nhiều loại trái cây khác để hạn chế sâu bệnh, nhất là bệnh trong mùa mưa, hạn chế sử dụng thuốc BVTV và tăng thêm chất lượng trái cây. Trước mắt Nhà nước cần có chính sách miễn thuế nhập khẩu (30%) cho loại bao trái này để khuyến khích nông dân trồng cây ăn trái sử dụng rộng rãi. Một công ty Đài Loan cho biết, nếu nông dân Việt Nam sử dụng nhiều, họ sẽ đầu tư một phân xưởng sản xuất loại bao trái này tại Việt Nam.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phân Hữu Cơ Sinh Học Cho Nho Sạch

Ninh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.
vuon nho
Chi cục bảo vệ thực vật Ninh Thuận khẳng định: Phải áp dụng các biện pháp cắt tỉa cành hợp lý, bón phân hữu cơ, phun thuốc có chọn lọc, đúng quy trình sẽ cải thiện tình trạng tồn dư thuốc BVTV trên trái nho. Một vấn đề làm "đau đầu" nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại trên nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng nho. Do đó, việc vệ sinh đồng ruộng lâu nay chưa được nông dân quan tâm đúng mức thì nay càng phải báo động.
Chi cục BVTV cho rằng, sau khi thu hoạch nho xong, người dân cần làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi trên vườn, thu gom, tiêu huỷ các cành mang mầm bệnh loại bỏ bằng cách đốt hoặc chôn lấp tránh mầm bệnh lây lan khi có điều kiện thuận lợi. Qua điều tra của Chi cục BVTV cho thấy, đa phần người dân trồng nho bón phân chuồng với lượng 14 tấn/ha/vụ nhưng chỉ có trên 50% nông dân bón phân vào vụ đông – xuân. Đã vậy, đa số nông dân bón quá nhiều đạm nhưng lại thiếu kali tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ gia tăng, chất lượng nho giảm.
Đối với nho thời kỳ kinh doanh, tính cho 1.000m2 và cho 1 vụ như sau:
Phân hữu cơ sinh học (viết tắt là HCSH) chuyên dùng cho nho có hàm lượng dinh dưỡng N-P2O5 – K2O là 5-3-4. Liều lượng sử dụng 400kg.
Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:
+ 100 kg vôi CaCO3.
+ Bón 13kg phân HCSH
+ Bón rải đều rồi dùng cuốc xới nhẹ, chôn vùi xong theo nước ngay. Lưu lý, bón tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.
Đợt 2: Trước cắt cành từ 10 – 15 ngày:
+ Bón 120 kg phân HCSH
+ Bón bằng cách cuốc lỗ, cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại và tưới nước hoặc rải đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ lấp phân rồi tưới nước.
Đợt 3: Từ 10 – 15 ngày sau khi nho đậu trái:
+ Bón 150 kg phân HCSH
+ Cách bón phân như đợt 2
- Ngoài ra, các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt để hỗ trợ dinh dưỡng cho nho:
+ Agrostim; Ultra Planta 5C; Ultra Planta 5T; K – Humat.
+ Canxi Bore bón vào thời kỳ trước khi nho trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng khi trái đã lớn.
+ Sugar Transfer 1 lần trước khi thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và chất lượng cho trái.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mọi có biệt danh "Ba Mọi" với thương hiệu "Nho Ba Mọi" nổi tiếng trong nước, người có kinh nghiệm trồng nho bậc nhất Ninh Thuận cho biết: Nhiều năm qua, gia đình tôi đã tiên phong trong phong trào trồng nho theo hướng tăng cường bón phân hữu cơ sinh học (HCSH) đã đem lại kết quả rất khả quan nên tôi đang nhân rộng thêm, chủ yếu là giống NH01-48. Trồng nho theo hướng HCSH đã giúp cải tạo đất tơi xốp, giảm được nấm và sâu hại trên nho tạo ra chất lượng nho rất an toàn. Sắp tới ngoài việc mở rộng diện tích, tôi còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rượu nho tại chỗ với chi phí không dưới 400 triệu đồng. Phương pháp trồng nho sạch theo hướng HCSH đang được nông dân Ninh Thuận và Bình Thuận rất quan tâm hưởng ứng, bởi họ lo ngại, nếu không trồng nho sạch thì họ sẽ… thất nghiệp khi khả năng tới đây nho ngoại sẽ ồ ạt tràn vào với giá rẻ và chất lượng tốt…



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Bón Phân Cho Nho

Nghiên cứu về bón phân cho nho từ trước đến nay chỉ làm sơ sài và những chỉ dẫn dưới đây dựa vào kết quả điều tra của Nha Hố (Ninh Thuận) trên 30 vườn nho chọn theo tính chất điển hình.
Bón Phân Cho Nho

Lượng phân trên đây chỉ tính cho một vụ - năm làm 3 vụ vậy 1 ha một năm bón tới : 75,9 T phân chuồng; 8.085 kg đạm SA; 5.085 kg supe lân; 2.160 kg KCl
Một ha trung bình có 2.000 cây vậy mỗi cây 1 vụ bón 12,65 kg phân chuồng 1.350 gam đạm SA, 850 gam supe lân, 360 gam KCl, tính cả năm mỗi gốc nho bón tới 37,95 kg phân chuồng, 4.050 gam đạm SA, 2.550 gam supe lân và 1.080 gam KCl.
Về tỷ lệ các loại phân N:P:K, nếu tính trong 1 tấn phân chuồng hoai tốt có 5 kg N, 3 kg P2O5, 6 kg K2O thì tổng cộng, một vụ, một ha nho đã bón 666 kg N, 415 kg P2O5, 440 kg K2O, tỷ lệ N:P:K đã bón là 1,6 : 1 : 1,1.
Nếu đem tỷ lệ N:P:K so với ở các nước khác ví dụ Philippines theo kế hoạch bón phân ở Cebu City (1974) là 1,3 : 1 : 1,2 thì không có sự khác nhau lớn, N vẫn bón nhiều nhất rồi đến K rồi đến P.
Về thời gian bón ở Ninh Thuận, đạm bón 1/2 trước khi cắt 1/2 còn lại bón vào thời kỳ ra lá, nở hoa, trái lớn và chín là hợp lý; tuy nhiên, bón tới 20% vào thời kì trái lớn và chín có lẽ hơi muộn.
- Lân : bón 2/3 vào trước khi cắt cành là hợp lý, nhưng còn tới gần 25% bón vào kỳ trái lớn và chín có lẽ cũng hơi muộn.
- Kali bón 45% trước khi cắt, 44% khi trái lớn và chín cũng tương đối hợp lý nhưng vẫn bón hơi muộn.
Nói chung phương pháp bón của người trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay tương đối hợp lý và cũng đã dựa vào kinh nghiệm vài chục năm chăm bón cho nho. Chưa có thí nghiệm tỷ mỷ, nên chưa thể có khuyến cáo chính xác nhưng có lẽ có thể cải tiến theo hai hướng chính : bón sớm hơn một chút đặc biệt với lân và kali và tăng tỷ lệ kali lên chút ít, không nên chỉ dựa vào đất đai màu mỡ ở ven sông Dinh.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khách Hà Nội lùng dưa hấu ruột trắng giá chát

Giá hạt giống loại dưa hấu ruột trắng 20.000 đồng/hạt, đắt hơn nhiều hạt giống khác, song nhiều người mê trồng rau củ tại nhà vẫn tìm mua bằng được.


Theo Ngọc Linh - Kiến thức



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Kỹ Thuật Bao Trái Ổi Đơn Giản

Thăm trang trại trồng ổi lê Đài Loan của gia đình anh Trần Tiến Hưng và chị Nguyễn Thị Huệ ở tổ 7, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, TP. Hà Nội, Cận tôi ghi nhận một kinh nghiệm hay trong việc tận dụng các loại bao bì bảo quản hoa quả đã qua sử dụng để làm vật liệu bao trái cho ổi nhằm chống lại ruồi vàng đục quả, sâu bệnh hại quả ổi rất hiệu quả. Xin mách nước cho bà con:
oi
Theo anh Hưng thì ổi hay bị các loài sâu ăn lá, râu róm, các loại rệp hại cành, hại chồi non và hại quả. Khi ổi chín thường bị các loại ngài chích hút, các loài ruồi đục quả gây hại làm rụng hàng loạt dễ gây thất thu lớn. Vì là giống ổi thu quả liên tục nhiều lứa nên không thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học.
Trong những trường hợp hạn hữu như mật độ nhiều, sức gây hại lớn trong một thời gian ngắn thì gia đình anh chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, vi sinh để phun trừ hoặc sử dụng các loại bẫy Pheromone của viện BVTV để diệt ruồi vàng, hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm tránh ngộ độc cho người sử dụng và đảm bảo tiêu chuẩn quả sạch cho nguyên liệu chế biến. Ngoài ra, kinh nghiệm của trang trại Hưng-Huệ là sử dụng kỹ thuật bao trái ngay từ khi quả ổi còn nhỏ để bảo vệ cho quả sạch, ngoại hình đẹp, không bị sâu bệnh tấn công, quả lớn nhanh, khách hàng ưa chuộng nên bán được giá cao. Túi bao trái có thể sử dụng túi nilon trắng kết hợp tận dụng các túi lưới xốp đã sử dụng để bảo quản rau quả khác nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo an toàn cho quả.
Cách làm như sau: Sau khi ổi đã đậu quả được khoảng 2 tuần (quả lớn cỡ ngón tay cái) thì sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh như đã nói ở trên phun xịt qua một lần, chờ 3-4 ngày sau thì tiến hành bao trái. Chú ý phun kỹ trên bề mặt vỏ quả, các chùm quả. Dùng túi nilon, lưới xốp, túi làm bằng vỏ bao xi măng, giấy họa báo v.v… để bao trái, bằng cách luồn túi vào từng quả (với túi nhỏ cỡ 8 x 10cm) hoặc cả chùm (với túi lớn cỡ 15 x 20cm) rồi dùng dây buộc túm miệng túi lại. Phía dưới đáy túi nhớ đục một vài lỗ để không bị đọng nước gây thối quả. Bằng cách làm này, theo anh Hưng thì chi phí cho công đoạn bao trái chỉ tốn khoảng 500 đồng/kg quả khi thu hoạch mà thực tế đã tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc, công phun, đặc biệt là tăng được sản lượng khoảng 20-25% so với không bao trái (nhờ quả ít bị rụng), chất lượng, mã quả đẹp, giá bán cao hơn nên mức lợi nhuận thực tế cũng cao hơn nhiều so với cách làm cũ.

Nhân Giống Ổi Không Hạt Phugi



Cách đây vài năm, một công ty giống cây trồng ở phía Nam đã nhập nội một giống ổi mới không hạt tên là Phugi, giống này đã được trồng ở một số nơi của các tỉnh phía Nam.

Đúng như tên gọi của chúng, giống này có đặc điểm là đặc ruột, không có hạt, nên tỷ lệ sử dụng khá cao (đạt trên 98%, trong khi các giống ổi truyền thống của ta tỷ lệ này thường chỉ đạt 60-70%). Trái lớn, có trái nặng tới 800 gram. Thời gian từ khi có trái đến lúc thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng (ngắn hơn ổi xá lị có hạt của ta khoảng 20 ngày), đã thế giá bán trái lại cao hơn ổi xá lị khoảng 2-3 lần, nên cho thu hồi vốn khá nhanh, vì thế đang được nhà vườn quan tâm.

Do không có hạt nên bạn có thể nhân giống bằng cách chiết cành (đây cũng là cách nhân giống phổ biến đối với cây ổi của những nhà vườn ở Tiền Giang, Vĩnh Long… hiện nay).

Cách làm cụ thể như sau:

Trên cây mẹ bạn chọn những nhánh lớn cỡ ngón tay út của người lớn (là vừa), dùng dao sắc khoanh khắc hai vòng cách nhau khoảng 2 cm, bóc tách bỏ khoanh vỏ nằm giữa hai vòng khấc này, sau đó để vài ngày cho khô nhựa chỗ vết khấc rồi dùng vật liệu bó bầu lại. Vật liệu để bó bầu bạn có thể dùng cám xơ dừa (thường có rất sẵn ở chỗ bạn) hoặc dùng đất mùn mặt vườn trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục theo tỷ lệ 1:1 (tỷ lệ này không cần phải thật chính xác lắm)...sau đó phun nước cho vật liệu vừa đủ ẩm rồi đem bó bầu (muốn biết vật liệu đã đủ ẩm chưa, bạn nắm chặt trong tay một nắm vật liệu này, nếu thấy nước rịn ra kẽ của các ngón tay là vừa đủ ẩm).

Sau khi đã chuẩn bị xong vật liệu bạn dùng bao nilon mầu trắng bó bầu lại, trước khi bó bầu dùng thuốc kích thích ra rễ (có bán ở các cửa hàng thuốc BVTV hoặc cửa hàng bán giống cây ăn trái) bôi lên vết khấc phía trên. Bầu bó lớn cỡ nắm tay là vừa. Sau khi bó một thời gian rễ sẽ mọc ra trong bầu (có thể nhìn thấy qua lớp nilon mầu trắng), chờ cho rễ chuyển từ mầu trắng sang mầu vàng nâu là có thể cắt hạ bầu. Sau khi cắt hạ xếp bầu vào chỗ mát, chăm sóc phun tưới nước hàng ngày để nhánh giống không bị khô héo, chờ cho nhánh giống mọc thêm rễ rồi đem đi trồng. Trước khi trồng nhớ cắt tỉa bớt cành lá để giảm bớt sự thoát hơi nước trên lá, cây giống sẽ không bị héo.


Ươm Trồng Ổi



Là loài cây nhiệt đới thuộc nhóm thân gỗ sống dai (thân mộc lưu niên), ổi không kén đất, được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ lâu đời. Qua chọn lọc nhân tạo cho ra nhiều giống ổi quý như ổi mỡ, ổi trâu, ổi tầu, ổi Bo... được nhiều người mến mộ. Là thành phần của khu hệ sinh thái khép kín (VAC) và còn là cây cảnh (như ổi tầu) cho dáng đẹp (bon sai khi trồng trong bồn chậu) hoa đẹp và thơm thuộc loại bon sai có hoa quả, nên ổi ngày càng được trồng nhiều, ít đòi hỏi chủ nhân chăm sóc, bởi thích nghi cao, chịu đựng tốt với bất lợi của ngoại cảnh (môi trường sống).
Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai con đường: Sinh sản hữu tính và vô tính.



– Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.

Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 –4 năm là bói, cây gieo từ hạt có tuổi thọ rất cao (từ hàng chục đến hàng trăm năm).

– Nhân vô tính chủ yếu bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm khi cây phát nhựa. Chọn những cành "bánh tẻ" (có mầu vỏ trung gian gốc–ngọn, chưa hóa bần "xù xì") ở cây mẹ đã bói để khoanh bóc vỏ, cạo sạch "tơ" (là mô phân sinh – tượng tầng) để tránh "dẫn thủy liền sẹo" rồi để ráo nhựa, hình thành mô sẹo sau 3 –5 ngày mới bọc đất, bó bầu. Đây là kinh nghiệm quý của bà con nông dân ở những vùng thâm canh ổi như Bo ở Thái Bình. Nên chọn những cành dãi nắng (lộ sáng) phát ra ở hướng đông đến nam được hưởng vi khí hậu tối ưu thì vỏ dầy chứa nhiều nhựa sống, sớm phát nhanh và nhiều rễ. Sau 3 –4 tháng khi thấy rễ thứ cấp mang lông hút lan tỏa như tơ nhện ở ngoại vi bầu là ta cắt cành hạ thổ. Trồng ổi bằng chiết (hoặc giâm, cấy mô v.v... nếu có đủ điều kiện kích thích mô phân sinh phát rễ) thì "chóng ăn" nhưng cũng "chóng tàn" vì tuổi cây giống tiếp theo tuổi của cây mẹ mà thôi, sớm cỗi (thoái hóa). Đây là biện pháp bổ sung nhanh cho vườn để sớm thu hoạch.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317


Để Hạn Chế Sầu Riêng Chết Hàng Loạt

Việc cây sầu riêng ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bị nhiễm dịch hại chết đứng đã diễn ra nhiều năm gây thiệt hại rất nặng cho nhà vườn đã được ngành nông nghiệp địa phương đặc biệt quan tâm nhưng chưa thể khống chế triệt để. Năm nay, theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT), huyện Đạ Huoai có 1.462 ha sầu riêng, trong đó có 1.016 ha trồng bằng hạt và 446 ha sầu riêng ghép giống SR1 do Công ty Donatechno cung ứng giống. Một số giống sầu riêng ghép khác như RI 6, Chín Hóa, siêu sớm Bến Tre… cũng đang được nhà vườn đưa vào canh tác thay thế sầu riêng trồng hạt và diện tích vườn điều đã thoái hóa.
Các nhà vườn ở Đạ Huoai cho biết, năm 2009, Đạ Huoai trồng mới được 42 ha sầu riêng ghép thì đến nay đã có 21 ha bị chết trắng, diện tích còn lại tỷ lệ cây sống chỉ còn khoảng 50%, nhưng trong đó chỉ có 20% phát triển bình thường, còn lại phát triển rất kém. Qua điều tra thực địa của Chi cục cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai thì diện tích sầu riêng mới trồng này bị chết là do khô hạn 10 ha (48%), do thối gốc thối rễ 9 ha (43%), do mối phá hại rễ 2 ha (10%); diện tích 200 ha sầu riêng ghép đang trong thời kỳ kinh doanh (đã có thu hoạch trái) cũng bị chết 102 ha, gồm do bệnh xì mủ và thối gốc 35,9 ha (70%), do sâu đục thân 15,3 ha (30%). Hầu hết diện tích sầu riêng bị chết này đều là giống SR1 do Donatechno cung cấp giống.
Thực tế trên cho thấy, nguyên chính chính dẫn tới sầu riêng ghép trồng mới vừa qua bị chết hàng loạt là do nắng hạn, trong khi đó các biện pháp chống khô hạn cho cây trồng mới (trong đó có sầu riêng) như tưới nước, ủ gốc lại chưa được nông dân quan tâm; nắng hạn và thiếu chăm sóc cũng đã làm cho các loại bệnh hại như xì mủ, bong vỏ, thối rễ và mối tấn công cây sầu riêng trồng. Nấm Phytophora sp là nguyên nhân gây nên bệnh xì mủ và thối gốc rễ trên phần lớn diện tích sầu riêng kinh doanh; việc loại nấm hại này ngày càng lan rộng trên cây sầu riêng và rất khó khống chế cũng do nông dân thiếu đầu tư chăm sóc, không tiến hành kịp thời các biện pháp phòng trừ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
Biện pháp khắc phục tình trạng sầu riêng bị chết trắng ở huyện Đạ Huoai đã được Sở NN-PTNT và Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo tới nhà vườn là: cây sầu riêng ghép chỉ nên được trồng vào ngay đầu mùa mưa hàng năm, nếu gặp nắng hạn phải tưới nước thường xuyên cho cây mới trồng. Cây giống phải bảo đảm tiêu chuẩn khuyến cáo về chiều cao, số lá và không có triệu chứng nhiễm bệnh xì mủ, thối gốc; trước khi trồng cần được áp dụng kỹ thuật dưỡng và trồng đúng kỹ thuật. Không nên trồng với mật độ dày (mật độ khuyến cáo với khoảng cách 8 - 10 mét/cây)vì cây sẽ thiếu ánh sáng để quang hợp, chỉ được trồng xen các loại cây khác trong vườn khi cây sầu riêng còn nhỏ. Cần thực hiện biện pháp tỉa cành tạo tán thường xuyên cho vườn sầu riêng để loại bỏ cành bên trong tán, cành mọc chồng chéo và cành bị sâu bệnh. Sầu riêng ghép là loại cây yêu cầu dinh dưỡng cao, cho nên nhất thiết phải bón NPK cân đối, bón thêm phân hữu cơ (nhất là phân gà) đã ủ hoai vào đầu và cuối mùa mưa hàng năm, không để nước ứ đọng trong vườn.
Xì mủ, thối gốc được xác định là loại dịch hại gây thiệt hại nhất trên cây sầu riêng. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên vườn cây cần được nghiêm túc thực hiện để sớm phát hiện bệnh lý. Khi thấy vết chảy nhựa trên thân cây thì dùng dao cạo hết phần vỏ bị thối sau đó dùng hóa chất như Ridomil Gold 68WP, Ridomil Mz 72WP… hòa nước liều lượng 30 - 50 gam/ lít quét nhiều lần lên vết bệnh; có thể dùng các loại hóa chất này tưới xung quanh gốc cây bị bệnh với liều lượng 30 - 50 gam/10 lít nước… nếu có điều kiện nên sử dụng biện pháp tiêm trực tiếp thuốc AgriFos 400 (liều lượng 20 ml thuốc + 20 ml nước/1 lần tiêm) vào thân cây bằng dụng cụ tiêm chuyên dụng. Ngoài ra có thể dùng loại nấm Trichoderma (liều lượng: 1 kg trộn với 40 kg phân chuồng) là loại nấm đối kháng với nấm Phytophthora (nấm gây bệnh xì mủ thối gốc sầu riêng) rãi vào đất dưới tán cây.
Đây là kỹ thuật phòng trừ các loại dịch hại gây nên tình trạng cây sầu riêng ghép bị chết ở huyện Đạ Huoai mà Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo các nhà vườn trồng sầu riêng nên sớm triển khai ngay trong mùa mưa năm nay.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Để Cây Sầu Riêng Ra Hoa Nghịch Vụ

Một trong những nghịch lý thường xảy ra đối với việc sản xuất và cung ứng trái cây là hễ đến mùa thu hoạch một loại trái cây nào đó thì giá cả trên thị trường thường hạ xuống thấp dần từ đầu vụ cho đến chính vụ. Nguyên nhân được cho là do quy luật thị trường: Cung vượt quá cầu thì giá tất phải giảm để thu hút người mua. Việc giá cả trái cây sụt xuống mức quá thấp đã khiến cho nhiều nhà vườn không có đủ vốn canh tác nên không thể phát triển kinh tế dựa vào canh tác vườn cây ăn trái.
Và để bán được trái cây ra thị trường thì chủ vườn còn phải phụ thuộc vào thương lái, do vậy khó khăn sẽ càng chồng chất, chủ vườn luôn luôn bị thiệt thòi vì không nắm được thị trường. Trong khi đó, nếu có được trái cây vào thời điểm trái vụ, trên thị trường không có hoặc rất hiếm thì người chủ vườn sẽ bán được giá cao hơn, vì cầu lúc này cao hơn cung. Từ đây, người ta nảy ra ý tưởng cho cây ra hoa kết trái nghịch vụ để nắm lấy cơ hội bán được giá cao đó.
Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái đã được các nhà vườn nhiều kinh nghiệm xử lý cho ra hoa nghịch vụ. Tuy nhiên, để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần làm đúng kỹ thuật, bao gồm các khâu chăm sóc sau thu hoạch, xử lý ra hoa, xử lý đậu trái, chăm sóc và nuôi dưỡng trái, và bảo quản sau thu hoạch. Tại hội thảo chuyên đề "Khắc phục rụng trái sầu riêng và xử lý ra hoa sầu riêng" diễn ra sáng ngày 7-6 trong khuôn khổ Ngày hội cây-trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ VIII - 2008, kỹ sư Lê Văn Đơn - Phòng kinh tế huyện Chợ Lách - đã trình bày quy trình kỹ thuật chăm sóc và xử lý cây sầu riêng cho ra hoa mùa nghịch và chăm sóc nâng cao chất lượng trái sầu riêng.
Chăm sóc cây sau thu hoạch
Theo kỹ sư Đơn thì trong các bước xử lý cây sầu riêng ra hoa thì kỹ thuật chăm sóc cây sau thu hoạch đóng vai trò quyết định đến các giai đoạn sau và kết quả đạt được trong suốt quá trình xử lý. Do đó, đầu tư mạnh vào giai đoạn này là rất quan trọng. Trong giai đoạn quyết định này, khâu tỉa cành chính là làm sao để sầu riêng đạt năng suất và chất lượng trái cao nhất. Tỉa cành còn là công việc thường xuyên phải làm sau một mùa thu hoạch nhằm giúp cho cây bảo toàn dinh dưỡng, duy trì tán lá cân đối và thông thoáng, tăng hiệu suất hấp thu ánh sáng, đồng thời giúp làm sạch sâu bệnh trên cây. Cần tỉa những cành mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc gần mặt đất, … Một hiện tượng thường thấy là hàng loạt chồi dinh dưỡng sẽ mọc bên trong tán làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng đáng kể của cây, do đó cần tiếp tục cắt tỉa chồi để tập trung dinh dưỡng, tạo thông thoáng.
Việc tổng vệ sinh vườn cây sau khi tỉa cành là công việc cần thiết nhằm loại bỏ xác cành, lá đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây. Dùng 1 kg vôi pha với 25 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Bón thêm 1-2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại.
Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết. Việc bón phân lúc này cũng phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt bón tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây. Lần bón thứ nhất, được xem là để giúp cây phục hồi và tạo cơi 1, liều lượng và loại phân bón cho mỗi cây sầu riêng bao gồm 20-40 kg phân bò hoai kết hợp với 5 gam nấm Tricoderma ĐHCT hoặc 3-5 kg phân gà Dynamic, 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh khác.
Về phân vô cơ, nên áp dụng các công thức bón NPK (15.15.15) + Urê, tỉ lệ 3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP (18:46) + Urê, tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-4 kg/cây. Ngoài ra cũng cần bón bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng, mỗi cây bón 200g Zn, 200g Mg, 100g Bo, 30g Mn, 30g Fe. Cách bón là dùng cuốc răng xới nhẹ quanh tán cây (tránh làm tổn thương cho rễ) hoặc đào rãnh xung quanh theo tán cây, sau đó tiến hành bón phân và lấp đất lại. Bón vào khoảng 10-15 ngày sau thu hoạch.
Lần bón thứ hai tạo cơi 2: Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì tiến hành siết nước từ 5-7 ngày, sau đó bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Có thể dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Song song với việc bón phân, cần tưới nước thật đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng này nhằm giúp cho rễ và đọt phát triển tốt. Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc ngừa kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh và khoẻ. Các loại phân thuốc thường dùng bao gồm Bassa, Conphai, Admire kết hợp với 30.10.10 và GA3. Vì cơi 2 là cơi xử lý ra hoa nên cần dược bảo vệ thật tốt.
Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân đợt 3 sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. Có thể dùng một trong các công thức sau: NPK 15.15.15 + Super lân + sulphate kali, tỉ lệ 3:3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP + K2SO4 tỉ lệ 1:1, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc DAP + Super lân + K2SO4 tỉ lệ 1:3:0,4, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc 12.12.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây; kết hợp bón bổ sung 200g Zn + 100g Bo cho mỗi cây.
Kỹ thuật xử lý ra hoa
Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 80-100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục. Khoảng 5-7 ngày sau, phun Paclobutazol. Kết hợp vệ sinh và tạo thông thoáng nơi rãnh thoát nước, tiến hành siết nước, bơm hết nước trong mương và giữ như thế cho đến khi cây ra hoa. Dùng màng nylon phủ kín mặt đất (liếp, mô) để giữ cho đất không bị ướt nước mưa, tạo khô hạn nhân tạo. Sau khi phun Paclobutazol từ 15-20 ngày thì mắt cua (mụn hoa) bắt đầu xuất hiện ở mặt dưới dạ cành cấp I, II. Nếu mắt cua tối thì dùng Thiourê với liều từ 3-5g/10 lít phun ướt các cành mang hoa nhằm đánh thức và thúc hoa ra nhanh. Khi hoa nhú ra khoảng 2-3cm đều trên nhánh thì từ từ cuốn màng nylon, tưới nước cũng từ từ nhằm tránh gây sốc nước làm cây bị rụng hoa.
Cũng cần lưu ý việc ra đọt của cây nhằm tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn nở hoa và nuôi trái. Khống chế không cho ra đọt là đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây, do đó sẽ làm cây suy kiệt. Như vậy, phải làm sao cho cây ra đọt cùng lúc với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì đọt đã già. Muốn vậy, khi cung cấp nước cho cây, cần pha thêm 50g-100g Nitrat canxi tưới quanh gốc, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10.10 và chất ĐHST (GA3, NAA). Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này. Nếu cây không ra đọt được thì có thể xả nước tưới ngập kết hợp bón Urê +DAP để thúc ra đọt.
Khi hoa có độ dài 3-4cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh tán thư cho hoa.
Việc bón phân nuôi hoa cũng rất cần thiết nhằm giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, đồng thời hỗ trợ cho việc ra đọt tốt hơn. Dùng phân NPK 15.15.15, liều dùng 1-2 kg/cây, chia 3 lần bón, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Cũng cần phun phân qua lá 10.60.10 để giúp lá mau già, phun Bo 10ml/8 lít nhằm tạo nhị đực tốt hơn, tăng cường thụ phấn và giúp đậu quả tốt. Trong giai đoạn này cũng cần cung cấp nước đầy đủ để hoa phát triển to, đều. Thiếu nước thì hoa không tròn đầy, dễ rụng, giảm khả năng đậu trái. Giai đoạn hoa nở thì giảm lượng nước và ngưng tưới nước khi hoa đang nở.
Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái
Khoảng 45-60 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn bổ sung để giúp trái tròn và đẹp hơn. Sau giai đoạn nở hoa, rớt nhị là giai đoạn đậu trái. Trong giai đoạn này, trái sẽ rụng rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau (do không thụ phấn, do thụ tinh không hoàn chỉnh, do sốc nước, …). Do đó, cần cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn nuôi hoa. Bổ sung các hợp chất có hàm lượng Bo và chất ĐHST. Đặc biệt là phải tạo mọi điều kiện để hoa thụ phấn tốt nhất.
Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết. Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15, hỗ trợ thêm NAA để kích thích việc phân chia tế bào tốt hơn.
Kết thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng NPK 20.30.20; 15.15.15.
Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh. Có thể bón 12.12.18.TE hoặc sulphate kali. Vào cuối giai đoạn này, nếu cây bị sốc nước, dư nước thì trái sẽ bị sượng. Do đó, trước thu hoạch khoảng 15-20 ngày, cần giảm dần lượng nước.
Xử lý trái sau thu hoạch
Đối với giống sầu riêng Monthong nên thu hoạch khi trái vừa già, tránh để trái chín cây. Khi trái hoàn thành giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu chín. Trong lúc trái chín, cường độ hô hấp tăng lên rất mạnh, nhất là loại trái sầu riêng có đỉnh hô hấp cao nên các quá trình phân huỷ các chất đó được tiến hành mạnh dẫn đến sự tạo thành đường. Tinh bột, chất béo cũng phân huỷ thành đường. Việc thúc đẩy quá trình chín là do quả sản sinh khí etylen – chất khí đóng vai trò tiên quyết trong việc kiểm soát sự chín của trái như làm tăng hô hấp, kích thích quá trình tự sản xuất etylen, thoái hoá diệp lục tố, tăng tổng hợp carotenoid và anthocyanin, chuyển hoá tinh bột thành đường, tổng hợp mùi hương mới, … Do đó, hiện nay việc xử lý trái sau thu hoạch bằng cách nhúng trái vào dung dịch ethephon giúp trái chín nhanh cũng là một giải pháp hiệu quả.
Quá trình chín của trái cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ càng cao hay độ ẩm càng thấp thì quá trình hô hấp của quả sẽ tăng lên. Thay đổi đột ngột một trong hai yếu tố trên đây đều không tốt cho quả. Treo trái nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ổn định là giải pháp đạt hiệu quả cao trong việc ổn định chất lượng trái sầu riêng chín.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol

Giống sầu riêng sữa hạt lép 6 năm tuổi được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây, có 3 nghiệm thức là đối chứng không xử lý hóa chất, phun paclobutrazol lên lá ở 2 nồng độ là 1.000 và 1.500ppm. Paclobutrazol được xử lý bằng cách phun đều lên tán lá. Các chỉ tiêu theo dõi gồm các yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm, biến độ ẩm đất ở độ sâu 30 và 60 cm được lấy ở điểm và tính trị số trung bình trong thời gian xử lý ra hoa, đặc tính ra hoa, đậu trái, thời gian từ lúc xử lý hóa chất.
Trong năm 1999-2000, cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol bắt đầu nhú mầm sau khi được xử lý hóa chất 57 ngày, trong khi đối chứng nhú mầm hoa chậm hơn 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi nhú mầm hoa dài ngày hay ngắn phụ thuộc vào thời gian hoa xuất hiện vào mùa khô. Trong năm 1999–2000, do mùa khô liên tục kéo dài, làm cho cây sầu riêng hầu như chỉ cho hoa tập trung có một đợt. Trong khi năm 2000–2001, sầu riêng ra hoa làm 2 lần, trong điều kiện có xiết nước và đậy mặt líp bằng nilon.
Trong năm 1999–2000, tổng số trái/cây và năng suất (kg/cây) của nghiệm thức xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000ppm (31 trái và 55,5 kg/cây) cao hơn đối chứng (12,3 trái và 24,6kg). Trong khi năm 2000-2001, năng suất của cả 2 nghiệm thức xử lý paclobutrazol (38,8 và 44,1kg/cây) đều cao hơn đối chứng (4,8kg/cây). Mùa nghịch qua 2 vụ (31 trái) và trọng lượng trái/cây (55,5kg) của cây xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm cao hơn nghiệm thức đối chứng (12,3 trái và 24,6kg), nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ 1.500ppm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Trên giống sầu riêng khổ qua xanh, nhà khoa học Trần Văn Hâu cũng đã tìm thấy ở cả 2 nồng độ 1.000 và 1.500ppm đều làm tăng năng suất 1,5 lần so với đối chứng. Kết quả này có thể do nồng độ xử lý paclobutrazol thích hợp làm tăng số chùm hoa/cây và số hoa/chùm đã làm tăng năng suất trong khi nồng độ xử lý cao ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng sữa hộp lép nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng trái.
Qua những kết quả có được sau khi thí nghiệm, các nhà khoa học đã rút ra kết luận:
-Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi bắt đầu xuất hiện mầm hoa tùy thuộc vào thời gian khô hạn. Trong điều kiện có xử lý paclobutrazol cây sầu riêng ra hoa khi có thời gian khô hạn từ 7-10 ngày và ẩm độ đất sâu 30cm đạt 28,4%
-Xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 và 1.500ppm có tác dụng kích thích cho sầu riêng ra hoa sớm hơn không xử lý từ 7-15 ngày.
-Xử lý paclobutrazol làm tăng số chùm hoa/cây, tỉ lệ số cành hoa dẫn đến tăng năng suất số trái/cây và năng suất từ 22,5%


Bón Phân Cho Sầu Riêng Monthoong

sau rieng
Làm liếp đơn rộng 5m, mương rộng 1,5m, chính giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, cao 0,6m, trồng theo kích cỡ cây cách cây 8m x 8m. Ở giữa mô khoét một lỗ rồi cho vào hố 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi, trộn tro trấu, xơ dừa + 1kg supe lân + 50g Furadan, đặt cây con vào
Trong năm đầu chỉ ngâm phân để tưới cây. Khi cây đã bén rễ ra đất, pha 1 muỗng canh phân NPK 20-20-15 trong thùng 10 lít nước tưới đều cho mỗi gốc, định kỳ hai tháng tưới một lần, kết hợp dùng thêm phân bón qua lá, thuốc trừ sâu, rầy bệnh nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Đến lúc cây đã được hai năm tuổi thì bắt đầu dùng phân bón gốc, chia làm bốn lần bón trong năm, mỗi lần bón 250g NPK 20-20-15/cây vào các đợt đọt đã già lá.
Khi trái to bằng trái chôm chôm, bón cho mỗi gốc một bao phân gà, vì theo kinh nghiệm phân gà không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi trái mà còn góp phần đáng kể trong việc hạn chế nấm bệnh Phytophthora tấn công (bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng). Về phân hóa học, chỉ sử dụng phân NPK có sunfat kali (K2SO4), vì nếu dùng phân NPK có gốc clorua kali (KCl) bón sẽ làm cho trái giảm phẩm chất, sượng trái. Cụ thể ở giai đoạn này bón cho mỗi gốc khoảng 1kg NPK Con cò 15-15-15, riêng ở những cây mang nhiều trái thì tăng lượng phân lân. Bên cạnh đó, còn tận dụng nguồn phân cá tươi ngâm ủ tưới bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi trái, độ khoảng 20 ngày chú tưới một lần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317


Bón Phân Cho Sầu Riêng

Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng. Lúc này sầu riêng chỉ được chú ý che nắng để cây khỏi bị chết.
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
- Hàng năm bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ.
- Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200-400g urê+800-1000g supelân+ 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK(15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK(9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK(14:14:24). Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Ở những nơi có điều kiện có thể thực hiện cách bón như sau:
- Khi sầu riêng trồng được 6,7 năm cần bón cho cây: 1,5 kg urê+ 2kg supe lân+ 2kg KCl.
-Từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây: 2-3 kg urê+ 2-3 kg supe lân+2-3 kg KCl+ tro.
- Cách bón: sau mỗi vụ thu hoạch bón: lân, tro, 1/2N và ½ K2O. Số còn lại chia ra bón đón hoa và nuôi quả.
- Số lượng phân cần cho 1 ha sầu riêng là : 110kg N+ 50kg P2O5+ 200kg K2O.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317